Trách nhiệm của gia đình và các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ vật chất cho người cao tuổ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn (Trang 64 - 66)

- Đưa ra các chính sách chăm sóc sức khỏe, y tế đối với người cao tuổi.

2.2 Trách nhiệm của gia đình và các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ vật chất cho người cao tuổ

chất cho người cao tuổi

Trách nhiệm của gia đình

- Gia đình là nguồn cung cấp vật chất quan trọng nhất đối với người cao tuổi, mà trách nhiệm quan trọng là vợ/chồng, con cái của người cao tuổi.

- Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.

- Khi người cao tuổi ốm đau, bệnh tật con cái là những người lo lắng thuốc men và mọi khoản chi phí.

- Con cái có trách nhiệm lo lắng những chi phí cùng người cao tuổi khi nhà có đám dỗ hay tiệc tùng.

- Con cháu luôn có ý thức trong việc chăm sóc, quan tâm người cao tuổi. Đây cũng là trách nhiệm chung của những thành viên trong gia đình.

- Phát huy truyền thống văn hóa gia đình của người Việt Nam ta từ xưa tới nay.  Trách nhiệm của Nhà nước và Hội, đoàn thể tại địa phương

- Nhà nước cần đề ra những biện pháp thiết thực để giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.

- Có những chính sách phù hợp với từng đối tượng người cao tuổi.

- Các tổ chức từ thiện, đoàn thể quan tâm và thăm hỏi, tặng quà cho người cao tuổi.

- Chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ vật chất cho người cao tuổi không phải là hưu trí khi họ ốm đau, bệnh tật hay gặp những khó khăn trong cuộc sống.

- Hội người cao tuổi tại địa phương phối hợp với các đoàn thể tại địa phương tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế để tăng thu nhập, những công việc đó phù hợp với khả năng và thể lực của người cao tuổi.

- Bản thân các tổ chức kinh tế tại địa phương cần phối hợp với nhau và có những cuộc hội thảo về việc làm đối với người cao tuổi có nhu cầu làm việc vừa với sức của mình.

- Đối với những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa thì nguồn hỗ trợ vật chất chính là điều quan trọng trong cuộc sống của họ, vì vậy, chính quyền địa phương và Hội người cao tuổi cần biết được những hoàn cảnh đó để có biện pháp giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống (ví dụ như xây nhà từ thiện, hỗ trợ tiền hàng tháng hay tạo việc làm cho họ để họ có thể có nơi ở, việc làm và sống có ích hơn, …).

- Hội người cao tuổi có trách nhiệm là chỗ dựa vững trắc và ổn định cho người cao tuổi ngoài gia đình, để họ có thể gửi gắn tâm tư, nguyện vọng, tham gia đóng góp ý kiến của mình vào sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w