Nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 31)

3.6.2.1 Huy động vốn

- Đẩy mạnh tăng trưởng mọi nguồn vốn, trong đó chú trọng nguồn tiền gửi ổn định từ các tổ chức và dân cư. Phát triển mở rộng cơ sở khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc, tiếp thị đặc biệt đối với các khách hàng có nguồn tiền gởi lớn. Bám sát diễn biến thị trường, chủ động triển khai sản phẩm huy động vốn, mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Thường xuyên tập huấn toàn thể cán bộ nhân viên nắm rõ từng sản phẩn huy động vốn do ngân hàng Công Thương Việt Nam triển khai để có thể tiếp thị, tư vấn, lôi kéo khách hàng gửi tiền về với ngân hàng Công Thương,

nâng cao thái độ phục vụ khách hàng, giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ nhân viên.

3.6.2.2 Công tác tín dụng

- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tập trung vào công tác bán hàng và nổ lực triển khai hiệu quả các chương trình/sản phẩm tín dụng. Nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo để có định hướng tín dụng rõ ràng đối với từng nhóm hàng, ngành hàng.

- Tăng cường tiếp thị các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phát triển mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn và khách hàng cá thể hộ gia đình.

- Kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng, hạn chế phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu. - Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định về cấp tín dụng tại các phòng khách hàng, phòng giao dịch, nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, hạn chế rủi ro xảy ra. Kiên quyết xử lí những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cấp tín dụng cho khách hàng sai quy định.

3.6.2.3 Công tác xử lí nợ

Tập trung, quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng, xử lý nợ có vấn đề nhằm rút giảm nhanh nợ nhóm 2, nợ xấu; tăng cường thu hồi nợ xử lí rủi ro bằng nhiều biện pháp linh hoạt để rút ngắn thời gian thu hồi nợ.

3.6.2.4 Về thu dịch vụ ngân hàng

- Tiếp tục mở rộng các dịch vụ ngân hàng như: chi trả kiều hối, chuyển tiền trong nước, VietinBank mobile, SMS banking, VietinBank Ipay, VietinBank at home nhằm tăng tiện ích cho khách hàng và khơi tăng nguồn thu từ dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng của công tác thẻ, quan tâm chăm sóc các đơn vị chấp nhận thẻ để tăng doanh số thanh toán qua máy của ngân hàng Công Thương, tăng cường phát hành thẻ có thu phí để tăng nguồn thu dịch vụ từ công tác thẻ.

- Đẩy mạnh tài trợ thương mại và mua bán ngoại tệ đối với các khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để tăng nguồn thu dịch vụ từ tài trợ thương mại.

3.6.2.5 Về lĩnh vực tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ

Trong năm sẽ tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua chế biến hàng xuất khẩu có tình hình tài chính và thị trường xuất khẩu tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Công Thương đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

3.6.2.6 Công tác tiền tệ kho quỹ

Phải đảm bảo bảo yêu cầu thu chi kịp thời, an toàn kho quỹ ở mọi lúc, mọi nơi. Trang bị đầy đủ các phương tiện chuyên dùng hiện đại để phục vụ cho công tác an toàn kho quỹ và thực hiện luân chuyển cán bộ theo đúng quy định.

3.6.2.7 Công tác kiểm tra, giám sát

Để đảm bảo an toàn hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh, lãnh đạo các phòng cà toàn thể các bộ nghiệp vụ phải tự kiểm tra rà soát lại toàn bộ các mảng nghiệp vụ do mình phụ trách để sớm phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời. Toàn thể các bộ nhân viên phải thực hiện đúng quy trình, quy định của ngân hàng Công Thương và của ngành.

3.6.2.8 Công tác điều hành

Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp tục thực hành tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí, tăng cường trực gác bảo vệ tài sản cơ quan, phòng cháy chữa cháy. Thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo mật cơ quan, tăng cường công tác an sinh xã hội.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH

LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014

4.1 PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG

4.1.1 Phân tích thu nhập của ngân hàng

4.1.1.1 Phân tích thu nhập của ngân hàng giai đoạn năm 2011 – 2013

Thu nhập của ngân hàng gồm thu nhập từ lãi và thu ngoài lãi nhưng tỷ trọng các khoản này trong tổng thu nhập ở mỗi ngân hàng là khác nhau, để biết được cơ cấu thu nhập của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long như thế nào ta theo dõi biểu đồ sau:

Năm 2011 93,90% 6,10% Năm 2012 92,88% 7,12% Năm 2013 91,04% 8,96% Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi

Nguồn: theo tính toán của tác giả

Hình 4.1 Cơ cấu thu nhập của NHCT Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 Nhìn vào biểu đồ hình 4.1 ta thấy thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trên 90% trong tổng thu nhập của ngân hàng, các khoản thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (mà chủ yếu là thu từ hoạt động dịch vụ) chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ chưa tới 10% tổng thu nhập. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và giữ vai trò chủ lực trong việc tạo ra thu nhập cho ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Từ năm 2011 – 2013, cơ cấu thu nhập của ngân hàng có sự thay đổi nhưng không nhiều, tỷ trọng thu nhập từ lãi của VietinBank Vĩnh Long có xu hướng giảm nhẹ và tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tăng lên, có phải chăng ngân

hàng ngày càng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ vì nó ít rủi ro? Để trả lời câu hỏi này ta nhìn vào bảng sau:

Bảng 4.1 Tình hình thu nhập của NHCT Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) + TN từ lãi 302.495 367.518 437.866 65.023 21,50 70.348 19,14 + TN ngoài lãi 19.661 28.174 43.103 8.513 43,30 14.929 52,99 Tổng thu nhập 322.156 395.692 480.969 73.536 22,83 85.277 21,55 TN: Thu nhập

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Theo bảng 4.1 tổng thu nhập của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long tăng dần từ năm 2011 – 2013. Vào năm 2012 tổng thu nhập của ngân hàng tăng với tốc độ nhanh là 22,83% so với năm 2011 và năm 2013 tổng thu nhập của ngân hàng tăng 21,55% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự tăng vọt của cả hai khoản thu nhập là thu nhập lãi và thu ngoài lãi. Trước hết cần xem xét khoản thu nhập từ lãi của ngân hàng.

a/ Thu nhập từ lãi

Thu nhập lãi của ngân hàng được cấu thành bởi thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng và thu nhập lãi tiền gửi. Cơ cấu hai khoản thu này có sự chuyển dịch như sau: Năm 2011 93,75% 6,25% Năm 2012 92,66% 7,34% Năm 2013 52,25%

47,75% Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng Thu nhập lãi tiền gửi

Nguồn:theo tính toán của tác giả

Từ năm 2011 – 2013, trong thu nhập từ lãi của ngân hàng thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng giảm dần và giảm mạnh và năm 2013 thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của thu nhập lãi tiền gửi.

Vào năm 2011 và 2012 thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 90% thu nhập lãi của ngân hàng cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chính tạo ra nguồn thu nhập lãi cho ngân hàng, thu lãi tiền gửi (bao gồm gửi Ngân hàng nhà nước, gửi các tổ chức tín dụng khác) chỉ chiếm phần nhỏ vì khoản tiền gửi này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán vốn hoặc khi ngân hàng tạm thời có vốn nhàn rỗi từ huy động nhưng chưa cho vay được mới đem gửi tại các tổ chức tín dụng khác.

Tuy nhiên sang năm 2013 thì thu nhập lãi tiền gửi tăng nhanh và trở thành khoản thu lớn chiếm 47,75% thu nhập lãi của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long. Nguyên nhân là do thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng năm 2013 giảm còn thu lãi tiền gửi lại tăng quá nhanh so với năm 2012. Tại sao có sự biến đổi tăng giảm đó ta nhìn vào bảng sau:

Bảng 4.2 Tình hình thu nhập lãi của NHCT Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TN từ lãi 302.495 367.518 437.866 65.023 21,50 70.348 19,14 +Thu lãi hoạt

động TD 283.595 340.556 228.802 56.961 20,09 -111.754 -32,82 +TN lãi tiền

gửi 18.900 26.962 209.064 8.062 42,66 182.102 675,40

TN: Thu nhập TD: Tín dụng

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Từ năm 2011 – 2013, thu nhập lãi của ngân hàng liên tục tăng, năm 2012 tăng 21,5% so với năm 2011, năm 2013 tăng 19,14% so với năm 2012 là do sự biến đổi của hai khoản thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng và thu lãi tiền gửi, sau đây ta sẽ đi vào phân tích cụ thể từng khoản mục thu nhập lãi của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long.

a.1) Thu lãi từ hoạt động tín dụng

Thu lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2012 thu lãi từ hoạt động tín dụng tăng 20,09% so với năm 2011 và đây là đều hiển nhiên bởi lẽ kinh tế tỉnh Vĩnh Long trong năm 2012 tương đối ổn định và phát triển, cụ thể GDP bình quân đầu người tăng hơn 1,3 lần đạt 32 triệu đồng/người/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15%, nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu là 400 triệu USD so với năm 2011. Khi kinh tế phát triển các doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả thúc đẩy họ mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án, có doanh nghiệp thì sử dụng vốn chủ sở hữu để an toàn, cũng không ít doanh nghiệp sử dụng vốn vay thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu như vậy có thể sử dụng được lá chắn thuế. Nắm bắt cơ hội trên, ngân hàng Công Thương Vĩnh Long đã tăng cường tiếp thị cho vay ở các lĩnh vực, cụ thể ngành nông nghiệp doanh số cho vay tăng 29.524 triệu đồng so với năm 2011, ngành công nghiệp chế biến tăng 58.359 triệu đồng, ngành xây dựng tăng 24.564 triệu đồng, thương mại dịch vụ tăng 163.838 triệu đồng, ngành vận tải và một số lĩnh vực khác cũng tăng 13.427 triệu đồng, vào ngày 31/21/2012 tổng dư nợ của ngân hàng đạt 1.811.269 triệu đồng, tăng 11,81% so với năm trước vì vậy đã làm cho thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng gia tăng. Bên cạnh đó, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng còn phụ thuộc vào lãi suất bình quân đầu ra (từ hoạt động tín dụng), hai yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, cụ thể như sau:

Bảng 4.3 Lãi suất bình quân đầu ra của NHCT Vĩnh Long giai từ 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng 283.595 340.556 228.802 Dư nợ bình quân 1.430.057 1.715.614 1.750.955 Lãi suất bình quân đầu ra (%) 19,83 19,85 13,07

Nguồn: theo tính toán của tác giả

Theo bảng 4.3 ta thấy lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long năm 2012 tăng lên đạt 19,85% cho thấy bình quân cứ mỗi 100 đồng vốn được sử dụng để cho vay sẽ tạo ra cho ngân hàng 19,85 đồng thu nhập lãi. Với mức lãi suất cho vay năm 2012 là khá cao và lớn hơn so với năm 2011 nên đã góp phần làm cho thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng.

Bước sang năm 2013, ta thấy thu nhập lãi tiền gửi của ngân hàng tăng với tốc độ khủng là 675,4% nhưng thu nhập lãi chỉ tăng có 19,14% đó là do thu lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm 32,82% so với năm 2012, việc này xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu, thứ nhất do doanh số cho vay của các ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại dịch vụ, vận tải giảm so với năm 2012, tổng kết vào ngày 31/12/2013 cho thấy dư nợ của các ngành như công nghiệp chế biến giảm 17,83% tương ứng với số tiền giảm là 58.252 triệu đồng, ngành xây dựng giảm 33,46% giảm 39.357 triệu đồng, ngành thương mại dịch vụ giảm 39,02% tương ứng giảm 425.443 triệu đồng, ngành vận tải giảm 83,03% tương ứng với số tiền là 64.957 triệu đồng và các ngành khác cũng giảm 18,46% giảm 3.890 triệu đồng, tổng dư nợ của ngân hàng năm 2013 giảm 6,66% so với năm 2012 vì vậy mà thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm nhanh vào năm 2013.

Thứ hai là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm trầm trọng, nhìn từ góc độ vĩ mô năm 2013 là năm thứ 6 kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2013 đã có gần 55.000 doanh ngiệp Việt Nam phải giải thể và ngừng hoạt động, thất nghiệp hàng loạt. Trước tình hình trên, để giúp các cá nhân và doanh nghiệp trong nước vượt qua thời kỳ khó khăn, NHNN đã ban hành thông tư số 10/TT/2013-NHNN ngày 10 tháng 5 năm 2013 về việc hạ lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn tối đa là 10%/năm để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn và vượt qua thời kỳ khó khăn. Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long theo chỉ thị của ngân hàng Công Thương đã giảm mức lãi suất cho vay và kết quả là lãi suất bình quân đầu ra của hoạt động tín dụng(cả ngắn – trung và dài hạn) năm 2013 giảm còn 13,07% thấp hơn rất nhiều so với năm 2012 là 19,85%. Vì thế thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long khó tránh khỏi tình trạng sụt giảm khá nhiều như thế.

a.2) Thu nhập lãi tiền gửi

Để góp phần làm tăng thu nhập lãi thì thu lãi tiền gửi của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long cũng tăng nhanh từ năm 2011 – 2013. Vào năm 2012 thu nhập lãi tiền gửi của ngân hàng đạt 26.962 triệu đồng tăng 42,66% so với năm 2011, là do ngân hàng tăng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán vốn giữa các ngân hàng và một phần là nhằm sinh lãi trong lúc vốn tạm thời nhàn rỗi, tuy nhiên đây chỉ mới là con số nhỏ. Vào năm 2013, thu nhập lãi tiền gửi của ngân hàng đã tăng đột biến với

ngân hàng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng không hề có một sự bất thường nào. Điều này có thể l ý giải là do kể từ năm 2013 trở đi, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam áp áp cơ chế mua bán vốn để quản lí vốn tập trung nhằm đảm bảo an toàn và dễ dàng kiểm soát cân đối vốn trong kinh doanh, nguồn vốn huy động được từ các ngân hàng chi nhánh sẽ chuyển về ngân hàng hội sở chính với một mức lãi suất phù hợp và cao hơn mức lãi suất huy động

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)