Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra tại ngân hàng noptnn chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 38)

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của ngân hàng, vì bản thân ngân hàng là “đi vay để cho vay” chính vì thế để cho vay ra nền kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này và đó chính là nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong thời gian qua ngân hàng đã từng bước nâng cao hoạt động huy động vốn để tăng nguồn vốn tự huy động trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2010-2012, vốn tự huy động của ngân hàng không ngừng tăng từ 1.842.211 triệu đồng năm 2010 tăng lên 2.913.730 triệu đồng năm 2012, và tính đến hết tháng 6 năm 2013 tổng vốn huy động của ngân hàng đã đạt 3.287.498 triệu đồng đây là một điều tích cực cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Điều này cho thấy thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đang có hiệu quả. Nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ hai hình thức chính là huy động vốn bằng nội tệ và huy động vốn bằng ngoại tệ. Trong khi việc huy động vốn bằng nội tệ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, thì huy động vốn bằng đồng ngoại tệ lại có chiều hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng lại tăng lên và tăng khá cao so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình cụ thể:

24

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6-2013/6-2012 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1) Nội tệ 1.765.467 2.088.090 2.861.436 2.458.150 3.232.843 322.623 18,27 773.346 37,04 774.693 31,52 2) Ngoại tệ qui đổi 76.744 61.186 52.294 39.766 54.655 -15.558 -20,27 -8.892 -14,53 14.889 37,44

Cơ cấu vốn huy động x x x x x x x x x x x

Huy động từ dân cư 1.586.330 1.945.919 2.656.181 2.252.667 2.962.640 359.589 22,67 710.262 36,5 709.973 31,52 TG các TCTD,

TCTC 9.468 9.773 4.900 16.772 22.398 305 3,22 -4.873 -49,86 5.626 33,54

TG các TCKT 246.413 193.584 252.649 228.477 302.460 -52.829 -21,44 59.065 30,51 73.983 32,38

25

a) Huy động nội tệ

Nguồn vốn huy động nội tệ có thể xem là bộ phận chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ, luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 96% trong tổng vốn huy động của ngân hàng và tỷ trọng không ngừng tăng lên qua các năm. Thực hiện việc chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam về việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nội tệ trên địa bàn. Trong thời gian qua việc huy động nội tệ của ngân hàng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận khi lượng vốn nội tệ huy động ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 lượng nội tệ huy động của ngân hàng đạt 1.765.467 triệu đồng, thì sang năm 2011 đã tăng thêm 322.623 triều đồng lên mức 2.088.090 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng tương đương 18,27%. Không dừng lại ở đó, trong năm 2012 với những nỗ lực của mình số nội tệ huy động được của ngân hàng đã tăng thêm 773.346 triệu đồng, với tổng số tiền huy động được là 2.861.436 triệu đồng, tăng 37,04% so với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đã huy động được 3.232.843 triệu đồng, tăng 774.693 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, và tăng 371.407 triệu đồng so với cả năm 2012. Việc huy động vốn bằng nội tệ của ngân hàng tăng nguyên nhân là do chính sách điều hành tiền tệ của NHNN, bên cạnh đó những kênh đầu tư khác như: thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản,… hiện đang rất bất ổn, vì thế người dân chuyển sang đồng nội tệ và gửi vào ngân hàng.

b) Huy động ngoại tệ

Do địa bàn hoạt động ở vùng nông thôn nên lượng vốn huy động ngoại tệ của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhìn chung việc huy động ngoại tệ của ngân hàng liên tục giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2010 huy động ngoại tệ đạt 76.744 triệu đồng, sang năm 2011 đã giảm 15.558 triệu đồng, xuống mức 61.186 triệu đồng và năm 2012 lại tiếp tục giảm 8.892 triệu đồng, xuống mức 52.294 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu ngân hàng giảm huy động ngoại tệ một phần là do chinh sách tiền tệ của NHNN, ngoài ra do sự ổn định của tỷ giá, cùng với chênh lệch lãi suất giữ tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ ở mức cao nên người dân giữ đồng nội tệ sẽ có lợi hơn giữ ngoại tệ. Bên cạnh đó, việc huy động ngoại tệ của ngân hàng là chủ yếu phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp tuy nhiên trong những năm qua tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu về đồng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng giảm xuống. Một nguyên nhân khác là việc giảm lãi vay ở khu vực đồng nội tệ đã kéo lãi vay hai đồng tiền này xích lại gần nhau, người vay không còn phải cân nhắc vay ngoại tệ để tránh đồng nội tệ với lãi suất cao. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2013 việc huy động ngoại tệ của ngân hàng lại tăng lên, từ mức 39.766 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 lên 54.655 triệu đồng, tốc độ tăng

26

37,44%, tương đương với số tiền tăng thêm là 14.889 triệu đồng. Nguyên nhân, ngoài tiền đồng khi ngân hàng cần thêm đảm bảo thanh khoản trong lúc nguồn vốn từ vàng đã bị cấm huy động, thì ngân hàng phải tăng huy động ngoại tệ với chi phí thấp hơn tiền đồng mà tính thanh khoản vẫn đảm bảo.

c) Cơ cấu vốn huy động

Trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng thì vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, đây cũng là nguồn vốn ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 tổng lượng vốn huy động từ dân cư của ngân hàng đạt 1.586.330 triệu đồng, sang năm 2011 lượng vốn nay tăng lên 1.945.919 triệu đồng, tăng 359.589 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tổng lượng vốn huy động là 2.656.181 triệu đồng, tăng 710.262 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 22,67% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn từ dân cư của ngân hàng đã đạt 2.962.640 triệu đồng, tăng 709.973 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì địa bàn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là vùng nông thôn người dân thường lựa chọn việc gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng để hưởng lãi suất với hình thức gửi tiết kiệm. Còn đối với khách hàng tại thành phố họ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng là do hiện ít có kênh đầu tư nào đảm bảo khả năng sinh lời, hiệu quả và an toàn như tiết kiệm ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng còn huy động vốn từ tiền gửi các TCTD, TCTC và các TCKT, trong đó huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng cao hơn tuy nhiên cả hai hình thức huy động nay đều không ổn định qua các năm. Nếu như năm 2011 việc huy động từ các TCTD và TCTC tăng từ 9.468 triệu đồng lên 9.773 triệu đồng, thì ngược lại huy động từ các TCKT lại giảm mạnh từ mức 246.413 triệu đồng xuống còn 193.584 triệu đồng. Nhưng tình hình năm 2012 thì hoàn toàn trái ngược khi tiền gửi của các TCKT lại tăng lên đạt 252.649 triệu đồng, còn tiền gửi của TCTD và TCTC lại giảm xuống chỉ còn 4.900 triệu đồng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình huy động vốn từ hai hình thức này đều tăng lên. Cụ thể, tiền gửi của TCTD và TCTC tăng 5.626 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, với tổng vốn huy động được là 22.398 triệu đồng. Tiền gửi của TCKT đạt 302.460 triệu đồng, tăng 73.983 triệu đồng, tốc độ tăng 32,38%. Nguyên nhân, tiền gửi của TCTD và TCTC lại có sự biến động là do khi các TCTD dư thừa vốn họ có thể gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất, ngoài ra khi ngân hàng thiếu vốn cũng có thể đi vay các TCTD để bổ sung.

27

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra tại ngân hàng noptnn chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 38)