Đối với công tác xử lí rủi ro, nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra tại ngân hàng noptnn chi nhánh cần thơ (Trang 66)

Triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra nói riêng, từ ngân hàng cấp trên đến từng cán bộ - công nhân viên chức của ngân hàng để nắm vững và tổ chức thực hiện.

56

Tiến hành phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ để có thể phát hiện sớm nợ xấu phát sinh, từ đó tiến hành xử lý nhanh chóng kịp thời thu hồi những khoản nợ xấu mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời các chủ quan của cán bộ và lãnh đạo tín dụng.

Trong xử lý thu hồi nợ xấu cán bộ tín dụng phải đề xuất cho khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ, hoặc gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay lại nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Ngoài ra, ngân hàng cần phải thẩm định kỹ hơn các khoản cho vay nhằm giảm bớt các khoản nợ xấu, từ đó giảm được chi phí dự phòng tới mức có thể vì khoản dự trữ này không sinh lợi cho ngân hàng, và có thể nâng cao được chấtlượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro.

Đối với những món nợ có dư nợ lớn, định kỳ khoảng 6 tháng cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thể quản lý và kịp thời thu hồi nợ khi cần thiết.

Đối với công tác thanh lý tài sản để thu hồi nợ, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với khách hàng để có được phương án tối ưu. Vì nếu đưa ra tòa án thì mất rất nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, tránh tình trạng vốn bị ứ động, các tài sản bị bỏ lâu không hoạt động cũng có thể bị mất, bị rỉ sét, và bị giảm giá.

Những khoản nợ khi đánh giá khách hàng tạm thời không có khả năng trả nợ cho ngân hàng do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng thì ngân hàng có thể tiến hành khoanh nợ không tính lãi cho khách hàng hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng (có hai cách là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ cho khách hàng).

Đối với các khoản nợ xấu tùy tình hình cụ thể mà ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Nếu ngân hàng xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện chí trả nợ, nhưng hiện tại chưa có khả năng trả khi đó ngân hàng có thể cho gia hạn nợ và chuyển nhóm nợ để theo dõi tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Đối với những khoản nợ mà khách hàng không có thiện chí trả nợ và ngân hàng đánh giá là khách hàng không có khả năng trả nợ, thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Trường hợp khi một doanh nghiệp đứng trước cảnh phá sản và các khoản vay của doanh nghiệp tại nhiều ngân hàng có nguy cơ trở thành nợ xấu, để giảm bớt thiệt hại cho các bên, các ngân hàng có liên quan có thể cùng nhau giải quyết. Các ngân hàng có thể thống nhất không cưỡng chế khách hàng để

57

thu nợ trong vòng 6 đến 10 tháng, hoặc thỏa thuận tái cơ cấu các món vay, hoặc tìm một nhà đầu tư chấp nhận mua lại toàn bộ doanh nghiệp này. Ngân hàng cũng có thể xem xét việc chuyển các khoản nợ xấu thành hình thức góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh qua đó có thể thu hồi được nợ của ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng nên xem xét khả năng bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được thành lập bởi NHNN gọi tắt là VAMC, để làm giảm số nợ xấu tồn đọng của ngân hàng. Theo thông tin từ VAMC cho biết công ty sẽ phát hành trái phiếu đăc biệt và chia làm 2 đợt. Đợt một từ ngày 21/09 đến ngày 30/10 năm 2013, với số tiền là 35.000 tỷ đồng để mua lại nợ xấu của 5 ngân hàng trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam. Đợt hai từ ngày 1/11/ đến hết năm 2013 với số lượng từ 20.000 đến 25.000 tỷ đồng trái phiếu đăc biệt.

Đào tạo kiến thức chuyên môn cho cán bộ tín dụng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho tất cả cán bộ công nhân viên như: luật ngân hàng, luật đất đai, luật dân sự… Đồng thời thường xuyên kiểm tra năng lực của nhân viên. Sự nắm vững này giúp cho ngân hàng chọn lọc được các đối tượng: doanh nghiệp, hộ sản xuất…cho vay có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi nên giữ được toàn và hiệu quả trong cho vay vốn.

58

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích mặt nước lớn, ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng rất thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Đây cũng là định hướng phát kinh tế nông nghiệp của vùng, cũng như của thành phố trong thời gian qua và trong tương lai. Vì nó mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn đóng góp đáng kể vào việc tăng GDP của quốc dân. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cá tra không ổn định đã gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động nuôi trồng và chế biến cá tra trên địa bàn thành phố, nhu cầu vay vốn hỗ trợ để giải quyết khó khăn của người dân cũng như doanh nghiệp tăng cao. Trước tình hình đó, thực hiện theo chỉ đạo của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ đã có những chính sách hợp lý hỗ trợ vốn sản xuất giúp người nuôi và doanh nghiệp vượt qua khókhăn.

Mặc dù, chịu áp lực cạnh tranh gay gắt của những ngân hàng khác trên địa bàn trong hoạt động huy động vốn, cộng thêm tình hình lãi suất huy động biến động phức tạp nhưng công tác huy động vốn tại chỗ của ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, với nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng qua các năm. Việc huy động vốn tăng cũng giúp hoạt động cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra của ngân hàng tăng theo trong những năm qua, được thể hiện qua doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước, góp phần giúp đỡ người dân vượt qua những khó khăn trước mắt. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã có cố gắng nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế và phòng ngừa rủi ro thông qua việc trích lập các quỹ dự phòng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những hạn chế, vốn huy động của ngân hàng tăng nhưng nguồn vốn cho vay ngành sản xuất cá tra của ngân hàng vẫn còn hạn chế chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu trên địa bàn. Hoạt động cho vay chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn chưa chú trọng nhiều đến cho vay trung và dài hạn. Tình trạng nợ xấu vẫn còn cao làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, để ngày càng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, một mặt ngân hàng cần phải chú trọng đến việc mở rộng tín dụng, một mặt không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác thẩm định chặt chẽ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh ngành cá tra gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng

59

không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng với sự chỉ đạo và hướng dẫn thường xuyên, cùng sự nổ lực không ngừng của tập thể Ban giám đốc và cán bộ nhân viên NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ, đã giúp ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn từng bước đưa hoạt động cho vay ngành sản xuất cá tra đi vào ổn định với những kết quả đáng ghi nhận như doanh số cho vay, doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm, nợ xấu luôn được ngân hàng kiềm chế ở mức cho phép… Qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng trong lòng khách hàng, đặc biệt là người nông dân để ngân hàng vẫn mãi là ưu tiên hàng đầu khi họ có nhu cầu gửi tiền và vay vốn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo dõi tình hình diễn biến, biến động của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam để có thể đưa ra những chỉ đạo kịp thời giúp ổn định hệ thống ngân hàng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh việc tạo ra cho các ngân hàng một hành lang pháp lý thông thoáng giúp các ngân hàng hoạt động thuận lợi thì NHNN cần thường xuyên theo dõi và giám sát hoạt động của các ngân hàng, đồng thời phải tăng cường việc hướng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng thực hiện luật tổ chức tín dụng, các nghị định, thông tư,… có liên quan để các ngân hàng nghiêm chỉnh thực hiện.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp thu khoa học kỹ thuật trong ngành thông qua việc khuyến khích các ngân hàng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Việc nâng cao trình độ kỹ thuật sẽ giúp các ngân hàng quản lý hoạt động của mình một cách thuận lợi hơn.

Đơn giản hóa các quy định về việc mở chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp kinh doanh trực thuộc ngân hàng để giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động và phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các NH, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi và bổ sung những văn bản phủ hợp hơn, thực tế hơn.

6.2.2 Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần thường xuyên nghiên cứu và phổ biến các quy định, chính sách, hướng dẫn,… của NHNN cho các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để kịp thời tổ chức thực hiện.

60

Tăng cường kiểm tra, rà soát các khâu, các bộ phận và các quy trình nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của các chi nhánh để có thể nắm bắt rõ tình hình hoạt động và sẽ có những chỉ đạo, biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu có sự cố xảy ra cho các chi nhánh trong quá trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và kế hoạch hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh mà tiến hành phân bổ chi tiêu cho phù hợp. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua, khen thưởng định kỳ (hàng tháng, hàng quý và năm) cho các chi nhánh trực thuộc, qua đó giúp các chi nhánh cố gắng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tạo điều kiện cho các chi nhánh trực thuộc đưa nhân viên đi tập huấn và đào tạo chuyên sâu để giúp nhân viên nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phương

Đẩy mạnh việc đưa tiến bộ kỹ thuật, các mô hình hay quy trình sản xuất có hiệu quả vào thực tiễn thông qua các hội thảo nông nghiệp, các chương trình khuyến nông, khuyến ngư định kỳ ở địa phương. Qua đó giúp người nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai hay dịch bệnh gây ra trên địa bàn, đồng thời có biện pháp phòng tránh và dập dịch kịp thời qua đó giúp người dân an tâm vào sản xuất mang lại thu nhập để trả nợ ngân hàng.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng giúp ngân hàng nhanh chóng xác minh và giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ ngân hàng trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Cần quy hoạch tổng thể, cơ cấu lại hoạt động sản xuất và lao động một cách phù hợp, xúc tiến các mô hình sản xuất tập trung có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tự phát và tràn lan gây ra tình trạng cung lớn hơn cầu.

Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần triển khai cho ngân hàng để ngân hàng có thể hỗ trợ địa phương và đặt mục tiêu kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương

mại.Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương

mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Trịnh Thị Bé Đèo, 2010. Phân tích tình hình cho vay kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn chi nhành huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệpđại học. Đại học Cần Thơ.

4. Hà Thị Hoàn Hảo, 2009. Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Bích Trâm, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN&PTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

7. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ.

8. Bảng báo cáo nuôi trồng và chế biến thủy sản NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

9. Bảng báo cáo kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ của thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

10. Thế Đạt, 2013. ĐBSCL tạo chuyển biến trong sản xuất, tiêu thụ cá tra, [online]<http://www.vietnamplus.vn/Home/DBSCL-tao-chuyen-bien-trong- san-xuat-tieu-thu-ca-tra/20139/216668.vnplus> [Ngày truy cập 19/09/2013] 11. Báo Cần Thơ, 2013. Xuất khẩu cá tra: Chuyển từ lượng sang chất,

[online]<http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-vn/75/57/0353/72420/Default.aspx> [Ngày truy cập 09/05/2013]

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra tại ngân hàng noptnn chi nhánh cần thơ (Trang 66)