Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho ngân hàng vì nếu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, ngược lại nếu chỉ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả so với nguồn vốn huy động được.
Chỉ số này năm 2010 là 0,05 lần, điều này có nghĩa là trong với 1 đồng vốn huy động được ngân hàng đã sử dụng 0,05 đồng vào việc cho vay thu mua và chế biến cá tra. Sang năm 2011 chỉ số này tăng lên 0,14 lần, nhưng lại giảm xuống còn 0,13 lần năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này đạt 0,12 lần cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ chỉ số này tăng trong năm 2011 là do tốc độtăng dư nợ của ngân hàng là 226,85% cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động chỉ 16,67%. Tình hình ngược lại đối với năm 2012 khi tốc độ tăng dư nợ chỉ là 27,40% trong khi huy động vốn lại tăng 35,57%. Chỉ số này trong thời
51
gian qua luôn dưới 1, không phải do ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả mà là do hoạt động cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra chỉ là một trong những lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng tronglĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên ta thấy dư nợ của nó vẫn liên tục tăng qua các năm cho thấy đây cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh thu hút được sự quan tâm của ngân hàng. Việc chỉ số này có chiều hướng giảm kể từ năm 2012 nguyên nhân có thể do ngân hàng đang thận trọng hơn trong việc cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng và chế biến cá tra, khi tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của ngành cá tra đang không được tốt, mặt khác do ngân hàng đang đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nên tốc độ tăng dư nợ đã chậm lại.