Chương II I: Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty Cổ phần Chứng khoán
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ủy ban chứng khoán nhà nước và các bộ ngành có liên quan khác
GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Luật chứng khoán ra đời năm 2005, chính
thức có hiệu lực từ 1/1/2007, sau đó có sửa đổi bổ xung năm 2010. Đó là khoảng thời gian mà TTCK chưa thực sự phát triển. Trải qua qua trình phát triển, TTCK đã có rất nhiều những thay đổi, rất nhiều điều luật hiện nay đã là lỗi thời. Đồng thời TTCK cũng nhận thấy được sự thiếu sót rất nhiều. Chính vì vậy vấn đề quan trọng và cấp thiết lúc này chính là làm sao hoàn thiện được một hệ thống pháp luật đầy đủ về TTCK cũng như một hệ thống pháp luật đầy đủ cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Hiện tại, trong hoạt động trên TTCK khi không có sự thống nhất giữa luật chứng khoán và các luật khác thì luật chứng khoán sẽ được ưu tiên áp dụng về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Để tạo được sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật, chính phủ cần tiến hành sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện các văn bản pháp luật sao cho đồng bộ và thống nhất. Như vậy sẽ tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp hoạt động và TTCK hoạt động ổn định hơn. Riêng đối với hoạt động tư vấn tài chính, các cơ quan chức năng cũng cần hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn tổ chức tài chính doanh nghiệp. Cần xác định rõ hơn những đối tượng được phép tham gia hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng hàng loạt các công ty tư vấn hoạt động trên thị trường mà không có sự kiểm soát chặc chẽ từ nhà nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, chất lượng của các tổ chức tư vấn khác trên thị trường. Đồng thời cũng nên quy định các điều kiện về vốn, các điều kiện về chuyên môn cho các CTCK khi muốn thực hiện cung ứng dịch vụ này trên thị trường. Các điều kiện chuyên môn là điều tối quan trọng cần phải có vì tư vấn tài chính đòi hỏi năng lực chuyên môn rất cao. Cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức tư vấn trong việc thực hiện hoạt động tư vấn của mình, đảm bảo quyền lợi cho bên được tư vấn, đồng thời cần phải có những thông tư hướng dẫn thi hành luật chứng khoán một cách cụ thể, rõ ràng. Không chỉ dừng lại ở việc xác định rõ ràng đối tượng tham gia hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trên thị trường, các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng một hệ thống văn bản hoàn thiện cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp như: Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ cung cấp thông tin của các doanh nghiệp đảm bảo các thông tin luôn được công khai, minh bạch và chính xác nhất; hoàn thiện và xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tư vấn tài chính mà chưa có tại Việt Nam hiện nay như văn bản quy định cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp….
+ Đổi mới quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán cũng như hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: Hiện tại, Ủy ban chứng khoán Nhà Nước là cơ quan trực thuộc bộ chính phủ, chính vì thế thẩm quyền cũng như hoạt động của nó chưa thực sự
GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm
phát huy được hết tác dụng. Cần tách Ủy ban chứng khoán ra khỏi Bộ tài chính, xác định Ủy ban chứng khoán là cơ quan hoạt động độc lập, có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm liên quan đến hoạt động chứng khoán. Khi đó, Ủy ban chứng khoán sẽ là cơ quan nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm, điều này sẽ khiến cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trở nên dễ dàng hơn. TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế, là một thị trường có độ nhạy bén cực cao. Một sự biến động nhỏ từ thị trường sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Do đó để có thể đưa ra những chính sách kịp thời, đúng đắn cần phải có một cơ quan chuyên ngành có quyền lực đủ mạnh quản lý chịu trách nhiệm trước chính phủ và nhân dân.
+ Cần có một chế tài đủ mạnh để xử lý các vụ vi phạm về hoạt động trên thị trường chứng khoán, cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc các doanh nghiệp không chấp hành theo đúng chế độ báo cáo kế toán tài chính chuẩn quốc gia. Thông tin đối với sự phát triển của hoạt động tư vấn tài chính là cực kỳ quan trọng. Nếu thông tin bị sai lệch rất có thể dẫn đến sự sai sót trong việc tư vấn, gây tổn hại cho doanh nghiệp và cho chính công ty tư vấn. Hiện nay, thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất thiếu minh bạch và chính xác. Việc các doanh nghiệp công bố các thông tin sai lệch diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho hoạt động tư vấn tài chính cũng như các hoạt động khác trên thị trường chứng khoán. Việc xử lý các vi phạm này mới dừng lại ở mức hành chính, không có tính răn đe cao. Khi thị trường ngày một phát triển, thì các hình thức vi phạm sẽ càng đa dạng và tinh vi hơn. Để hạn chế tối đa các vi phạm này, cần phải có một chế độ xử phạt nghiêm khắc, mang tính răn đe cao hơn nữa.
+ Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán đi xuống một cách nghiệm trọng. Chính phủ đang tập trung cho việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Xong cũng cần có các giải pháp để “cứu TTCK”, giúp TTCK lấy lại được cân bằng và phát triển được hơn nữa. Hàng loạt các công ty hủy niêm yết, hàng loạt các CTCK đóng cửa là dấu hiệu cho thấy TTCK đang ở một giai đoạn tồi tệ. Nếu không có những quan tâm đúng mực từ chính phủ thì TTCK sẽ mất dần đi vai trò của mình. TTCK phát triển cũng là tiền đề để hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp có cơ hội phát triển hơn nữa.