Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (Trang 35 - 37)

Chương II: Thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt

2.2.1 Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động năm 2000 với việc đưa SGDCK TP.HCM vào hoạt động năm 2000 và SGDCK Hà Nội năm 2005. Tính đến nay, sau hơn 11 năm hoạt động và phát triển, TTCK VN đã đạt được những thành tựu đáng kể về quy mô cũng như cách thức hoạt động. Hệ thống pháp luật về chứng khoán ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của Luật chứng khoán 2005, cùng vời hàng loạt các thông tư, nghị định về sau này ngày càng khiến hoạt động của TTCK có khuôn khổ hơn. Số lượng các CTCK và quy mô hàng hóa cũng tăng vọt qua từng năm. Nếu như giai đoạn 2000-2005 quy mô vốn hóa thị trường chỉ đạt khoảng 1% GDP cả nước, thì càng về sau quy mô tăng trưởng càng nhanh. Tính đến hết năm

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

2011, quy mô toàn thị trường đã đạt xấp xỉ 30% GDP cả nước, và đã có lúc đạt trên 40% vào năm 2007. Số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu như ban đầu chỉ có 2 mã chứng khoán niêm yết là REE và SAM thì hiện tại đã có hơn 700 công ty niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Có thể nhận thấy, lượng hàng hóa chứng khoán trên thị trường đã có những bước tiến rất nhanh. Cùng với sự phát triển đó của thị trường chứng khoán, số lượng CTCK cũng ngày càng nhiều. Tính đến hiện tại, đã có tổng cộng 106 CTCK hoạt động trên thị trường. Số lượng CTCK hiện tại dường như là quá nhiều so với quy mô của thị trường.

Về diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể chia ra làm 2 giai đoạn chính đó là giai đoạn từ 2005 đến giữa năm 2007 và giai đoạn từ giữa 2007 đến nay. Giai đoạn 2000-2005 thị trường chưa phát triển nhiều nên tác giải không nói tới. Giai đoạn 2005-giữa 2007 có thể coi là giai đoan thăng hoa của TTCK Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, chỉ số VN-index đã tăng một mạch từ hơn 200 điểm lên hơn 1100 điểm vào tháng 7/2007. Thị trường thăng hoa đã tạo điều kiện cho người dân biết đến TTCK nhiều hơn. Lúc này có thể nói TTCK mới thực sự được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Thị trường tăng hoa cũng góp phần khiến cho quy mô và số lượng công ty niêm yết, CTCK tăng lên nhanh chóng. Sau thời kỳ này, nền kinh tế thế giới đã rơi vào suy thoái, và Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này. Lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến cho TTCK rơi vào tình trạng suy thoái và ảm đạm năm 2008. Chỉ số chứng khoán đi xuống đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhà đầu tư, khi mà chỉ mới 1 năm trước chứng khoán là nơi mà người ta dễ dàng kiếm tiền thì lúc này, rất nhiều nhà đầu tư đã trở nên thua lỗ. Tình trạng này kéo dài đến những tháng đầu năm 2009. Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập, có lúc thị trường xuống đáy, nhưng rồi lại phục hồi nhanh chóng đạt mức điểm và khối lượng giao dịch cao. Cuối năm 2009, TTCK tăng trưởng mạnh mẽ nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất Châu Á. Thị trường hồi phục đến giữa năm 2010 thì nền kinh tế lại hứng chịu một đợt suy thoái mới. Khủng hoảng nợ châu âu, của các nền kinh tế thế giới, cùng tình trạng kinh tế vĩ mô khó khăn trong nước đã khiến TTCK suy giảm từ giữa năm 2010 đến nay. Năm 2010, 2011 thực sự là những năm khó khăn đối với TTCK. Khi nền kinh tế trong nước phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao ( 11.75% năm 2010 và 18.13% năm 2011), lãi suất liên tục tăng cao thể hiện chinh sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ thì TTCK cũng chịu áp lực lớn. Thị trường rơi vào suy thoái, năm 2011 chỉ số hnxindex và vnindex liên tục tạo những mức đáy mới. Nhiều cổ phiếu lúc

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

này chỉ có giá khoảng 1000 vnđ, 2000 vnđ. Thị trường chứng khoán đi xuống trầm trọng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các CTCK. Năm 2010, 2011 rất nhiều CTCK đã phải đóng cửa hết phòng giao dịch này đến phòng giao dịch khác, nhiều CTCK còn có ý định chuyển ngành nghề kinh doanh như CTCK Kim Long, hay phải cắt bỏ hoạt động môi giới – hoạt động trọng tâm của các CTCK như CTCK Trường Sơn, CTCK SME.

Thị trường chứng khoán phát triển về số lượng và quy mô đã tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn tài chính ngày một phát triển. Nếu như trước đây hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu là do các công ty tư vấn nước ngoài, và phần lớn là bộ phận tư vấn của các công ty kiểm toán đảm trách. Khách hàng mua dịch vụ TCDN hầu hết là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp lúc này cũng chỉ dừng lại ở nội dung tư vấn thuế, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp,chuyển nhượng cổ phần…. Từ năm 2000 trở lại đây khi TTCK thực sự phát triển thì dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng có nhiều khởi sắc cả ở mảng cung và cầu. Về mặt nhu cầu, TTCK ra đời cùng với sự phát triển, gia tăng hàng loạt các công ty niêm yết trên thị trường đã tạo ra một lượng khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn có chất lượng đối với các CTCK. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, quá trình cổ phần hóa đã được nhà nước thúc đẩy nhanh hơn, điều này đã dẫn đến nhu cầu tư vấn lớn ở các doanh nghiệp như tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn lập phương án cổ phần hóa, tư vấn bán cổ phần ra công chúng….Có thể nhận thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của TTCK thì hoạt động tư vấn tài chinh doanh nghiệp thực sự là hoạt động hấp dẫn với một lượng cầu lớn. Trong thời điểm hiện tại, khi mà nền kinh tế khó khăn, TTCK rơi vào suy thoái thì hoạt động của các CTCK rất khó khăn. Nhưng không vì thế mà nhu cầu tư vấn tài chính doanh nghiệp giảm đi. Hiện tại, khi TTCK đi xuống đã khiến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đã ở mức giá quá rẻ so với giá trị thực. Và lúc này là cơ hội của các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập để hoạt động hiệu quả hơn. Và thực hiện việc tư vấn này không ai khác là bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp ở các CTCK. Thị trường suy thoái, nhưng năm 2011 giá trị các thương vụ M&A ở Việt Nam lên đến con số gần 4 tỷ USD, vượt xa con số 1.7 tỷ USD của năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w