Khả năng sinh sản và chất lượng trứng của gà Đông Tảo

Một phần của tài liệu khả năng sinh sản của gà đông tảo nuôi trong nông hộ tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 30)

- Khả năng sản xuất trứng: tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng - Khả năng ấp nở: tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ gà con loại 1 - Khảo sát chất lượng trứng gà Đông Tảo về thành phần cấu tạo trứng, thành phần hóa học. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Điu tra kho sát cơ cu đàn gà Đông To hin có ti địa phương.

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo địa phương như UBND xã, huyện, Hội chăn nuôi gà Đông Tảo để xác định số lượng, sự phân bố và đặc điểm cơ bản của con gà Đông Tảo.

- Xây dựng bộ câu hỏi bán cấu trúc với các nội dung điều tra về tổng số gà, khả năng sinh sản, sinh trưởng (mẫu bộ câu hỏi phụ lục 1).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 quy mô khác nhau (lớn: > 100 mái, trung bình: > 50 và < 100 mái, nhỏ: < 50 mái dựa vào quy mô xác định trong các nông hộ đã có thông tin thứ cấp mà phân chia). Khi điều tra thông tin thứ cấp và khảo sát tại huyện Khoái Châu chúng tôi xác định

được 4 xã nuôi gà Đông Tảo nhiều là Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh và Tân Dân. - Đặt sổ theo dõi và cân thức ăn của gà Đông Tảo trong 10 nông hộ, ghi chép thức ăn theo ngày. Cân từng loại thức ăn trước khi trộn thành hỗn hợp cho gà ăn bằng cân đồng hồ 5 kg với sai số tối đa ± 30 g.

2.3.2. Đặc đim ngoi hình gà Đông To

- Quan sát trực tiếp bằng mắt thường và kết hợp với máy chụp ảnh hỗ trợ về một số chỉ tiêu như màu sắc lông, phân bố lông, hình dạng đầu, mào, tích, màu sắc chân.

- Kích thước các chiều đo của cơ thể gà Đông Tảo được thực hiện đo theo phương pháp của FAO (2012). Dùng thước dây đo các chiều đo như dài thân, dài lưng, dài cánh, dài đùi, dài chân. Dùng thước palme đo đường kính lớn, nhỏ của chân, đo mỏ, mào, tích của gà.

2.3.3. Kh năng sinh sn và cht lượng trng ca gà Đông To

Đặt sổ theo dõi khả năng sinh sản của gà Đông Tảo trong 10 nông hộ, mỗi nông hộ có trung bình 4 gia đình gà có ghi chép số liệu, thu thập số liệu và kiểm tra hàng tuần một số chỉ tiêu sau:

- Tuổi thành thục sinh dục của đàn gia cầm là khoảng thời gian từ mới nở đến khi đàn đạt tỷ lệđẻ 5%.

- Năng suất trứng: đếm chính xác số trứng đẻ ra trên số mái nuôi cho đẻ

trong khoảng thời gian quy định.

- Tỷ lệ trứng giống: Hàng ngày đếm chính xác số trứng được chọn làm giống (là số trứng đạt yêu cầu được chọn đưa vào ấp), tỷ lệ trứng giống được tính theo công thức (1):

+ Tỷ lệ trứng giống (%) = Số trứng giống được chọn (quả) x 100 (1) Số trứng đẻ ra (quả)

- Tỷ lệ trứng có phôi: Sau 10 ngày ấp soi trứng để xác định tỷ lệ trứng có phôi. Đếm chính xác số trứng kiểm tra không có phôi. Tỷ lệ trứng có phôi và chết phôi được tính theo công thức (2) (3):

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 + Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 (2)

Số trứng đưa vào ấp (quả)

+ Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi (quả) x 100 (3) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ nở: Đếm chính xác số gà con nở ra sau mỗi đợt ấp. Tỷ lệ nởđược tính theo công thức (4):

+ Tỷ lệ trứng nở (%) = Số gà con nở ra (quả) x 100 (4) Số trứng đưa vào ấp (quả)

- Tỷ lệ gà con loại 1: Đếm chính xác số gà con nở ra được xếp loại 1. Tỷ lệ gà con loại 1 được tính theo công thức (5) (6):

Tỷ lệ gà con loại 1 (%) = Số gà con loại 1 (con) x 100 (5) Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại 1 (%) = Số gà con loại 1 (con) x 100 (6) Số gà con nở ra (con)

Đểđánh giá chất lượng trứng giống tiến hành khảo sát chất lượng trứng ở 5 nông hộ, mỗi lô khảo sát 12 quả. Chọn trứng có khối lượng trong phạm vi ± б. Trứng không quá 48h kể từ khi đẻ ra. Giải phẫu trứng theo phương pháp của Orlov

(1969).

- Khối lượng trứng, lòng đỏ, vỏ trứng được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,01g. Khối lượng lòng trắng bằng khối lượng trứng trừđi khối lượng lòng vỏ

và lòng đỏ.

- Tỷ lệ các thành phần trong trứng gà Đông Tảo được xác định bằng 3 công thức sau (7) (8) (9):

+ Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 (7) Khối lượng quả trứng (g)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 + Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100 (9)

Khối lượng quả trứng (g)

- Chỉ số hình thái trứng: được xác định qua đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ

(d) của quả trứng, được tính bằng công thức sau:

CSHT = D (10) d

Ghi chú: D: Đường kính lớn quả trứng d: Đường kính nhỏ quả trứng

- Chỉ số lòng trắng đặc: Xác định thông qua chiều cao (H), đường kính lớn (D),

đường kính nhỏ (d) của lòng trắng đặc, được tính bằng công thức sau:

Chỉ số lòng trắng đặc = 2H (10) D + d

Ghi chú: H: Chiều cao lòng trắng đặc

D: Đường kính lớn lòng trắng đặc của trứng d: Đường kính nhỏ lòng trắng đặc của trứng

- Đơn vị Haugh: được xác định theo công thức của Haugh R (1930) Hu = 100 x log (H – 1,7W0,37 + 7,57)

Trong đó: Hu: Đơn vị Haugh H là chiều cao lòng trắng W là khối lượng trứng (g)

- Màu sắc của lòng đỏđược xác định bằng cách so màu theo 15 thang màu của quạt giấy (Yolk Colour Fan) hãng Roche.

Thành phần hóa học của trứng được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trung tâm, khoa Chăn nuôi. Xác định các chỉ tiêu sau:

- Vật chất khô xác định theo TCVN-4326-86 - Khoáng tổng số xác định theo TCVN-4329-86 - Protein xác định theo TCVN-4328-86

- Lipit xác định theo TCVN-4331-86.

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Số lượng và sự phân bố gà Đông Tảo tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Yên

Khoái Châu là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Hưng Yên, phía nam và

đông nam giáp huyện Kim Động, phía bắc và đông bắc giáp huyện Yên Mỹ, phía tây bắc giáp huyện Văn Giang, phía tây giáp Hà Nội. Tổng diện tích của huyện là 13091,55 km2, tính đến 2003 dân số của huyện là 184.848 người, trong đó dân số

nông nghiệp là 168.680 người chiếm 91,25%. Một trong 24 xã của huyện Khoái Châu là xã Đông Tảo nơi lưu giữ giống gà quý lâu đời, xã có diện tích đất đai 5,35 km2. Xã Đông Tảo có bốn thôn bao gồm thôn Đông Tảo Bắc, Đông Tảo Nam, Đông Kim và Dũng Tiến. Xã có tổng số hộ là 1.995 hộ với 8.579 nhân khẩu. Hầu hết các hộ nông dân trong xã đều tham gia sản xuất nông nghiệp là trồng trọt cây ăn quả và chăn nuôi. Về chăn nuôi; các hộ nông dân chủ yếu là nuôi gà Đông Tảo và chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò và thủy cầm hầu như không có.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Theo điều tra của chúng tôi cho thấy gà Đông Tảo hiện nay được nuôi chủ

yếu tại 4 xã Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh và Tân Dân. Số lượng gà Đông Tảo

được nuôi nhiều nhất tại xã Đông Tảo, là nơi xuất phát nguồn gốc giống gà này với 89,52% số hộ nuôi gà Đông Tảo tại xã Đông Tảo và các xã xung quanh chiếm 10,48% còn lại trong tổng số mẫu điều tra. Chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là những hộ chỉ nuôi gà Đông Tảo mà không nuôi thêm loại gà khác.

Bảng 3.1. Số lượng và phân bố các hộ nuôi gà Đông Tảo tại huyện Khoái Châu Tên xã Thôn Số hộ nuôi Tỷ lệ (%)

Đông Tảo Đông Tảo Đông 42 40,00 Đông Tảo Nam 25 23,81 Đông Kim 22 20,95 Dũng Tiến 5 4,76 Dạ Trạch 4 3,81 Bình Minh 3 2,86 Tân Dân 4 3,81 Tổng 105 100,00

Theo số liệu của Hội chăn nuôi gà Đông Tảo hiện nay có 93 hộ nuôi gà Đông Tảo trong xã chiếm 4,7% tổng số hộ nuôi gà hiện nay. Trong tổng số 105 hộ chúng tôi tiến hành điều tra thì xã Đông Tảo có 89 hộ nuôi và 16 hộ còn lại được phân bố ở 3 xã Dạ Trạch, Bình Minh và Tân Dân. Trong 89 hộ chăn nuôi gà Đông Tảo thuần có 42 hộ thuộc thôn Đông Tảo Đông chiếm 40%, Đông Tảo Nam có 25 hộ chiếm 23,81%, Đông Kim có 22 hộ chiếm 20,95% và ít nhất là Dũng Tiến có 5 hộ chiếm 4,76%. Tuy nhiên, tổng số đầu gà trống và mái sinh sản ở thôn Đông Tảo Nam lại nhiều hơn Đông Tảo Đông do nơi đây tập trung nhiều trại nuôi gà lớn với qui mô trên 100 mái/hộ và có hộ nuôi tới 700 mái. Còn ởĐông Tảo Đông, phần lớn các hộ

nuôi gà với qui mô nhỏ (dưới 50 mái/hộ). Mặt khác, trong bốn thôn của xã thì Đông Tảo Đông, Đông Tảo Nam và Đông Kim có số hộ nuôi gà nhiều hơn là do các thôn này có truyền thống nuôi gà Đông Tảo lâu nhất và hoạt động buôn bán cũng như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 quảng bá hình ảnh, thương hiệu gà Đông Tảo ở đây cũng rất phát triển. Ngoài xã

Đông Tảo, gà Đông Tảo cũng được nuôi tại 3 xã lân cận tuy nhiên số hộ nuôi không nhiều, xã Dạ Trạch có 4 hộ nuôi chiếm 3,81%, xã Bình Minh có 3 hộ nuôi chiếm 2,86% và xã Tân Dân có 4 hộ nuôi chiếm 3,81%. Hiện nay, chăn nuôi gà Đông Tảo

đang có bước phát triển tốt do giá trị kinh tế của giống gà này cao. Hơn thế, diện tích đất của nông hộ ởđịa phương cũng khá lớn thuận lợi cho chăn nuôi phát triển kinh tế nông hộ. Bên cạnh đó, những nông hộ ở Đông Tảo rất quan tâm học hỏi khoa học kỹ thuật chăn nuôi và đẩy mạnh quảng cáo cho thương hiệu giống gà quý này nên tốc độ phát triển trang trại trong nông hộ nhanh để đáp ứng nhu cầu thị

trường từ Bắc vào Nam.

Kết quả về cơ cấu đàn gà Đông Tảo trong những hộđiều tra được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu đàn gà Đông Tảo nuôi trong các hộđiều tra

(n=105 hộ) Tên Thôn Trống sinh sản Mái sinh sản Trống hậu bị Mái hậu bị Gà con 1-4 tháng thịt Đông Tảo Đông Tảo Đông 511 1223 969 1444 2061 438 Đông Tảo Nam 490 1920 993 1187 2324 312 Đông Kim 176 499 517 607 706 106 Dũng Tiến 18 70 48 43 69 0 Tổng 1195 3712 2527 3281 5160 856 Dạ Trạch 48 150 95 200 200 0 Bình Minh 32 127 65 50 400 0 Tân Dân 98 310 42 0 1630 140 Tổng 1418 4419 2729 3531 7390 996

Số lượng gà Đông Tảo nuôi tại địa phương được quyết định bởi số lượng đàn gà bố mẹ. Nguyên nhân, các nông hộ chăn nuôi gà Đông Tảo chủ yếu là bán gà giống, nên số lượng gà bố mẹ thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gà sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 trưởng và đàn gà giống bán ra. Theo số liệu điều tra, tổng đàn gà Đông Tảo sinh sản là 5.837 con trong đó gà trống là 1.418 con chiếm 24,29%, số gà mái là 4.419 con chiếm 75,71% . Với cơ cấu này đàn gà trống Đông Tảo ở tỷ lệ cao hơn với giống gà khác (xấp xỉ 1 / 4,5). Do trống Đông Tảo thường có đôi chân to và đẹp hơn gà mái, mặt khác khi ởđộ tuổi còn nhỏ chân gà trống chưa “phát” (chân nhỏ, theo cách nói của các nông hộ nuôi gà Đông Tảo) nên khi thấy gà trống có khả năng to lên nữa các nông hộ để lại nuôi lâu hơn để bán được giá trị. Hơn thế, khi trong đàn sinh sản có những con trống có chân và ngoại hình đẹp các nông hộ sẽ giữ lại để đạp mái tiếp khi đàn mái trước đã loại hay giữ lại để bán. Còn một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cơ cấu trống mái Đông Tảo như vậy là do tỷ lệấp nở của gà Đông Tảo thấp vì thân hình lớn, chân to nên đi lại nặng nề dẫn tới khả năng đạp mái kém, thường xuyên phải dự phòng thêm trống sinh sản cho mỗi gia đình gà. Vì vậy, đàn trống Đông Tảo có tỷ trọng cao trong

đàn gà sinh sản.

Đàn gà sinh trưởng từ 1 đến 4 tháng tuổi được nuôi nhiều nhất trong các nông hộ. Điều này được giải thích là do phần lớn các nông hộ nuôi gà Đông Tảo với mục đích bán gà con, gà con được bán ở các giai đoạn khác nhau có giá trị khác nhau ở từng nông hộ, vì vậy đàn gà con trong độ tuổi này luôn thường trực có trong các hộ chăn nuôi và chiếm số lượng lớn. Từ những đàn gà giống sau khi bán còn lại những con nhỏ hay bị di tật được để lại nuôi gà thịt. Bên cạnh đó, khi đàn gà sinh sản ở thời điểm tốt, sản lượng trứng cao, tỷ lệ ấp nở tốt các hộ chăn nuôi chọn những quả trứng từ những con gà trống mái nổi trội trong đàn để lại làm giống kế

cận tiếp theo, thường thì đàn gà này lớn gấp 2 lần số gà sinh sản hiện tại vì khi nuôi lớn để tiếp tục lọc con có ngoại hình đẹp làm giống. Như vậy, trong hầu hết một nông hộ chăn nuôi gà Đông Tảo có số lượng đàn gà con từ 1 đến 4 tháng tuổi chiếm số lượng nhiều nhất sau đó đến gà sinh sản, hậu bị và gà thịt là ít nhất.

Các xã lân cận chăn nuôi gà Đông Tảo quy mô nhỏ lẻ hơn xã Đông Tảo nhưng cũng có cơ cấu tương tự nhưng với số lượng ít hơn. Tại các xã này gà Đông Tảo giống lại được bán buôn lại cho các nông hộ trong xã Đông Tảo hay các lái buôn khác nên giá thành thấp hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân chăn nuôi gà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy quy mô chăn nuôi giữa các hộ

rất khác nhau. Có những nông hộ chăn nuôi tới 700 mái/hộ và 100 trống/hộ nhưng có những hộ chỉ nuôi 20 mái/hộ cùng 5 trống/ hộ. Sự khác biệt lớn về quy mô sẽ có sự khác biệt về trình độ kỹ thuật chăn nuôi, về phương thức chăn nuôi. Vì vậy để

hiểu rõ hơn về thực trạng chăn nuôi gà Đông Tảo, chúng tôi đã phân loại các hộ

chăn nuôi gà Đông Tảo theo nhóm quy mô gà mái sinh sản lớn, nhỏ và trung bình căn cứ vào sốđầu gà mái/hộ. Kết quảđược trình bày cụ thể trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Quy mô chăn nuôi gà Đông Tảo trong nông hộ

Qui mô chăn nuôi/hộ Số hộ nuôi Tỷ lệ (%) trống sinh sản (con) Tỷ lệ (%) mái sinh sản (con) Tỷ lệ (%) Nhỏ (<50 mái sinh sản) 83 79,04 539 38,01 1589 35,96 Trung bình (Từ 50 đến < 100 mái sinh sản) 11 10,48 268 18,90 735 16,63 Lớn (≥100 mái sinh sản) 11 10,48 611 43,09 2095 47,41 Tổng 105 100 1418 100 4419 100

Quy mô phân theo số lượng gà mái sinh sản

Qua bảng 3.3 cho thấy, phần lớn gà Đông Tảo được nuôi trong các nông hộ

với qui mô nhỏ dưới 50 mái, chiếm tỷ lệ 79,04% tổng số hộ điều tra. Số hộ

nuôi gà với qui mô trung bình (từ 50 mái đến 100 mái) và lớn (trên 100 mái) chiếm tỷ lệ tương tự nhau là 10,48%. Tuy nhiên nếu tính tổng số đầu gà mái sinh sản theo các quy mô nêu trên thì các hộ chăn nuôi với quy mô lớn lại có

đóng góp nhiều nhất với tổng số đầu gà trống và mái chiếm tỷ lệ tương ứng

Một phần của tài liệu khả năng sinh sản của gà đông tảo nuôi trong nông hộ tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)