Chuồng trại và phương thức chăn nuôi gà Đông Tảo trong nông hộ

Một phần của tài liệu khả năng sinh sản của gà đông tảo nuôi trong nông hộ tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 51)

Kết quảđiều tra 105 hộ nuôi gà Đông Tảo tại địa phương chúng tôi thấy các kiểu chuồng trại và phương thức chăn nuôi như sau:

Bảng 3.7: Kiểu chuồng trại và phương thức trong chăn nuôi gà Đông Tảo

Chỉ tiêu n Tỷ lệ (%)

Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt 2 1,90

Bán chăn thả 103 98,10

Kiểu chuồng trại

Chuồng tạm 27 25,72

Kiên cố 77 73,33

Bán kiên cố 1 0,95

Các nông hộ chăn nuôi gà Đông Tảo chủ yếu theo hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả. Các hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả chiếm tỷ lệ cao 98,10% và nhốt hoàn toàn chỉ có 1,9%. Nguyên nhân do diện tích đất trong mỗi nông hộ lớn nên khi xây dựng chuồng thường xây các ô chuồng cạnh nhau và có để

lại khoảng sân chơi cho gà. Mặt khác, gà Đông Tảo là giống gà địa phương thích hợp với phương thức chăn thả tự nhiện. Giống gà này phù hợp với việc nuôi ở diện tích rộng, nền thoáng cao và có trồng nhiều cây bóng mát. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người dân địa phương của người dân Đông Tảo thì gà được chăn thả

ngoài vườn sẽ có vóc dáng đẹp, hạn chế bị bệnh và thịt gà ăn cũng ngon hơn. Chuồng gà xây kiên cố cũng được các hộ nông dân chú trọng có tới 77 hộ trong 105 hộ điều tra xây chuồng kiên cố chiếm 73,33%; 25,27% các hộ tận dụng chuồng chăn nuôi lợn cũ hay chuồng tre có lợp mái tạm cho gà ở; có 0,95% hộ có chuồng tận dụng nhưng có xây sửa lại mái và tường cho gà ở chiếm 0,95%. Máng ăn máng uống cho gà trong nông hộ cũng được sử dụng khác nhau tùy theo giai đoạn tuổi của gà. Gà giai đoạn mới nở tới 2 tháng tuổi thường sử dụng máng nhựa hay tôn cho ăn vì giai đoạn này lượng thức ăn chưa hết nhiều. Giai đoạn từ 3 tháng đến hậu bị thường nhốt theo đàn và giai đoạn này gà đã lớn hơn nên lượng thức ăn cho gà nhiều hơn vì vậy các hộ nông dân thường tận dụng những lốp ôtô cũ hay những ống tre để cắt thành máng ăn cho gà bền và tiết kiệm. Những ô gà sinh sản ở một số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 nông hộ nuôi ô lớn không tách cũng sử dụng máng cho ăn như giai đoạn sinh trưởng. Có những nông hộ tách gà sinh sản nuôi các ô nhỏ hơn chỉ 5 -7 mái và 1 trống thường sử dụng các máng gỗ dài và máng uống bằng nhựa. Trong các ô gà sinh sản các nông hộ thường sử dụng các xô nhựa đen cột chắc vào góc chuồng sát tường cho gà vào đẻ, với các ô ít gà đẻ thì 1 gà mái/1 xô đẻ, nhưng với ô nhiều gà mái thì nhiều con gà mái cùng đẻ 1 xô, có những trường hợp đẻ cả trên nền trấu. Nền chuồng chủ yếu được trải trấu và thay thường xuyên, nền sân chơi bên ngoài của gà thường được trồng xem cây ăn quả như nhãn, bưởi cho mát một số nông hộ

có trải cát cho gà bới nhưng cũng có hộđể nền đất. Như vậy, chuồng trại và phương thức chăn nuôi gà Đông Tảo đã có phần kiên cố và có kỹ thuật hơn so với một số

giống gà nuôi ở địa phương khác, các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm và đầu tư về

mặt kỹ thuật hơn.

Một phần của tài liệu khả năng sinh sản của gà đông tảo nuôi trong nông hộ tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 51)