Sau hai năm khó khăn do chi phí thức ăn tăng cao và dịch bệnh kéo dài đến năm 2013, hiện nay chăn nuôi gia cầm có xu hướng tăng trở lại. Sau khi đạt được 2,7% tăng trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng về sản lượng thịt gia cầm giảm xuống còn 1,5% trong năm 2013. Ước tính mới nhất cho thấy năm 2014 tăng 1,6%. Về lâu dài, theo một báo cáo triển vọng của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), sản lượng thịt gia cầm trong 10 năm đến năm 2023 sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% mỗi năm cho khoảng 134.500.000 tấn khiến ngành chăn nuôi gia cầm sẽ trở thành ngành lớn nhất từ năm 2020 trởđi. Mức tăng trưởng này so với 1,2% ở thịt bò và thịt lợn, 2,3% ở thịt cừu và 1,6% tính cho tất cả các ngành. Do đó, trong tổng số 53 triệu tấn thịt tăng lên từ 2013 đến 2023 thì thịt gia cầm chiếm tới hơn một nửa 27 triệu tấn.
Năm 2000 số lượng gà giết mổ trên toàn thế giới là 40.635 triệu đến năm 2012 số lượng gà giết mổ đã tăng lên 59.861 triệu con, trong khi mức trung bình trọng lượng mổ thịt mỗi con tăng từ 1,44kg đến 1,55kg.
Số lượng gia cầm giết thịt ở châu Á đã tăng từ 14.687 triệu đến 24.723 triệu con trong giai đoạn 2000 đến 2012. Trọng lượng mổ thịt tăng lên khoảng 1,3 kg ở
châu Á, thấp hơn ở châu Mỹ, nó tăng từ 1,67kg lên 1,93kg. Các phân tích khu vực sản xuất thịt gà bản địa toàn cầu cho thấy, trong năm 2012 - dữ liệu mới nhất của FAO, thì Mỹ chiếm 43% trong tổng số gần 93 triệu tấn, châu Á chiếm 34%, Châu Âu gần 17%, Châu Phi 5% và Châu Đại Dương <1%. Trong khi đó vào năm 2000, tỷ lệ tương ứng là khoảng 46, 32, 16,5 và 1%. Ước tính cho năm 2013 và 2014 cho thấy trong khi thịt gia cầm tăng 1,6% và 1,7%, tương ứng, thì năm 2015 sản lượng sẽ tăng hơn 2% và sẽđến 98 triệu tấn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 Từ năm 2000 đến năm 2012, sản xuất thịt gà ở châu Á tăng thêm 4,5% mỗi năm, nhanh hơn so với trung bình toàn cầu là 3,9% và đó là lý do tại sao khu vực này chiếm 31,8-33,9% đầu ra. Tuy nhiên, sự gia tăng đã giảm trong năm 2013 và 2014, còn khoảng 1%/một năm. Sản xuất chủ yếu là Trung Quốc, trong năm 2012, chiếm gần 12,7 triệu tấn hoặc hơn 40% của tổng số khu vực 31,4 triệu tấn. Theo Cơ
quan Đầu tư và xếp hạng tín dụng của Ấn Độ (INCRA Ltd) nhu cầu về thịt gà sẽ
tiếp tục tăng trưởng ở mức từ tám đến 10% mỗi năm. Ngành công nghiệp thịt ở
Thái Lan bị một cú đánh lớn vào năm 2004 khi xuất khẩu thịt gà đông lạnh chưa
được nấu chín đã bị cấm tại một số nước sau khi bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI).
Tại Pháp, hãng Sasso tạo ra bộ giống gà Sasso và đã đưa vào sản xuất gồm 16 dòng gà trống và 6 dòng gà mái, các dòng gà trống sử dụng rộng rãi hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88, T88N. Dòng mái được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: SA31, SA51. Gà SA31 có màu lông nâu đỏ, khối lượng lúc 20 tuần tuổi đạt 2,01- 2,29kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,38-2,46kg. Gà SA51 có khối lượng lúc 20 tuần tuổi là 1,42kg, sản lượng trứng đạt 188- 190 quả/mái/năm. Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo con lai thương phẩm nuôi thịt đến 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt 2,55kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,46kg (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009). Cũng theo nhóm tác giả này hãng Hubbard -ISa thành lập tháng 8 năm 1997 do sự sát nhập của hai tập đoàn Hubbard và ISA theo kế
hoạch của công ty mẹ (nay mang tên AVENTIS). Qua quá trình nghiên cứu, nhân giống, chọn lọc, lai tạo, công ty đã tạo ra được các giống gà thịt cao sản, các giống gà lông màu có thể nuôi công nghiệp hoặc chăn thả. Hiện nay hãng Hubbard –ISa có 119 giống gà chuyên thịt lông trắng và lông màu. Trong đó có nhiều giống nổi tiếng
đang được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, các giống gà của hãng Hubbard –ISa gồm các giống gà ISa lông trắng siêu thịt đáp ứng nhu cầu thâm canh công nghiệp trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Hãng sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể 2,20 kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể 2,24 -2,30 kg.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir, đây là công ty lớn nhất của Israel do gia
đình ZviKatz chủ sở hữu được thành lập năm 1962. Hiện nay công ty gà Kabir của Israel đã tạo ra được 28 dòng chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng nổi tiếng trên trế giới được ưa chuộng như dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K600, K368, K66 và các dòng mái K14, K25, K123, K156. Đặc tính của những dòng này là có lông màu, chân vàng, da vàng thích hợp nuôi chăn thả.
Trung Quốc cũng thành công trên lĩnh vực tạo các giống gà lông màu nuôi chăn thả như: Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương Phượng, Phật Sơn Hoàng..., đây là các giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc lông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, năng suất trứng đạt 135- 170 quả/mái/năm; con thương phẩm nuôi thịt đến 70 ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt 1,5 - 1,9kg/con. Đồng thời với việc phát triển các giống gà thịt, nhiều hãng gia cầm trên thế giới cũng chú trọng đến chọn tạo các dòng gà chuyên trứng lông màu nổi tiếng như Goldline, Hyline, Brownick, Bacok..., với thời gian khai thác đến 80 tuần tuổi, đạt năng suất trứng 310- 320 quả/ mái, khối lượng trứng đạt 58- 60 g/quả. Giống gà hướng trứng Ai Cập nuôi chăn thả có năng suất trứng đạt 200 quả/ mái, chất lượng trứng tốt (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009).
Bên cạnh việc nghiên cứu tạo ra các giống gà năng suất cao, là những hệ quả
của nó để lại làm cho các giống vật nuôi đã bị lai tạp gây nên sự “sói mòn” nguồn gen bản địa. Vì vậy việc nghiên cứu nhằm bảo tồn các giống vật nuôi là yêu cầu quan trọng.
Trong những năm 1970, châu Âu đang đứng trước nguy cơ một số giống vật nuôi truyền thống như bò, ngựa, cừu, lợn bị biến mất. Một số nhóm người có tâm huyết ở Anh thành lập tổ chức các giống vật nuôi hiếm (Rare Breeders Survival Trust), sau đó là Hiệp Hội chăn nuôi châu Âu (EAAP). Kết quả điều tra thống kê cho thấy 240 giống vật nuôi có nguy cơ bị biến mất. Từ đó hầu hết các nước châu Âu đều có chương trình bảo tồn vật nuôi. Khái niệm “Label Rouge” xuất xứ từ Pháp những năm đầu thập kỷ 60 và ngày nay phổ biến khắp thế giới dùng để chỉ gà thả
vườn chất lượng cao và các loài gia cầm chăn thả khác. Pháp là nuớc nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà “Label Rouge” nhiều nhất thế giới; năm 1996 là 90 triệu con, sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 xuất trên 133.000 tấn thịt sạch chất lượng cao, chiếm khoảng 20% sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm (Đoàn Xuân Trúc và cs., 1999).
Trung Quốc cũng là nước đi đầu trong việc phát triển các giống gà quý hiếm. Trung Quốc hiện có gà xương đen Thái Hoà, nguyên gốc thuộc huyện Thái Hoà, tỉnh Giang Tây; Tuyền Châu, Hạ Môn và Trùng Nam miền duyên hải tỉnh Phúc Kiến. Gà xương đen Hắc Phượng, có hình dáng tương tự như gà xương đen Thái Hoà, nhưng bộ lông có màu đen, tai giống tai công. Gà xương đen Dư Can, nguyên gốc ở huyện Dư Can, tỉnh Giang Tây. Gà xương đen lông tơ Kim Dương, nguyên gốc tại huyện Kim Dương, Châu Kinh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Gà xương đen Tuyết Phong, nguyên gốc tại huyện Lam Dương, tỉnh Hồ Nam, trên đỉnh núi Tuyết Sơn. Công ty Đầu tư và Phát triển Shenzhen Hanjiunxiong cho biết, 100 g sản phẩm bột thịt gà xương đen Thái Hoà có 198,5 mg natri; 427,1 mg kali; 3,4 mg đồng; 64,4 mg magiê; 19,1 mg sắt; 4027,5 mg canxi; 6,20 mg kẽm; Hàm lượng axit amin: axit aspartic 33,80; treonin 17,38; serin 16,07; axit glutamic 64,73; glyxin 32,43; alanin 32,27; xystein 8,38; valin 18,38; metionin 13,95; izolơxin 15,10; lơxin 30,83; tyrozin 9,10; phenylalanin 17,66; lyzin 27,40; histidin 11,06; arginin 28,50 và prolin 21,20 mg/g.