Quan điểm sử dụng công cụ tín dụng

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Na (Trang 62 - 66)

- Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc:

3.1.2. Quan điểm sử dụng công cụ tín dụng

Từ kết quả phân tích vai trò của tín dụng nói chung và tín dụng của NHNo&PTNT nói riêng đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện ở chương 1 và khảo sát thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT tác động vào phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc ở chương 2 trên đây có thể khẳng định được vai trò tích cực của tín dụng

NHNo&PTNT. Nó không chỉ tác động trực tiếp vào mỗi chủ thể, mỗi ngành kinh tế có quan hệ với NHNo&PTNT, mà còn có những tác động mạnh mẽ, đánh thức, khơi dậy các tiềm năng, nguồn lực cho sự phát triển toàn diện của KT-XH trên địa bàn huyện ở nước ta hiện nay.

Từ những lý do đó, tác giả luận văn đề xuất bốn quan điểm trọng yếu trong các chủ trương chính sách sử dụng công cụ tín dụng của NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc hiện nay như sau:

Thứ nhất, phải thực sự coi tín dụng của NHNo&PTNT là một công cụ đắc lực để tác động vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện

“Tín dụng ngân hàng là một công cụ cho phát triển KT-XH” - Đây là một mệnh đề không mới, từ lâu đã được khẳng định trong lý luận và chứng minh bằng thực tiễn. Nhưng, điều “không mới” hiển nhiên đó lại vẫn thường bị xem nhẹ trong các chủ trương chính sách phát triển KT-XH của nhiều địa phương, nhất là đối với cấp huyện. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và phát triển KT-XH.

Chính vì thế, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay và khi Việt Nam đang đứng trước thềm của WTO, để “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [6, tr.185], đồng thời đẩy mạnh phát triển KT-XH ở cấp huyện, trước hết tác giả cho rằng cần phải xác định và nhận thức đúng đắn lại về công cụ tín dụng. Đây phải là quan điểm nhất quán trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay và suốt cả thời kỳ quá độ xây dựng CNXH.

Mặt khác, do tín dụng của NHNo&PTNT chiếm phần chủ yếu trên địa bàn huyện nên việc sử dụng công cụ tín dụng ngân hàng cũng gần như đồng nghĩa với sử dụng công cụ tín dụng của NHNo&PTNT.

Thứ hai, phải làm cho tín dụng của NHNo&PTNT thực hiện tốt vai trò chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính tiền tệ ở nông thôn

Trước hết phải xác định vị trí gần như chiếm phần chủ yếu của tín dụng

NHNo&PTNT đối với tất cả các quan hệ tài chính, tiền tệ, tín dụng, thanh toán trên địa bàn nông thôn, với hơn 2.000 chi nhánh, điểm giao dịch trên cả nước, NHNo&PTNT có mặt ở khắp các địa bàn, kể cả các địa bàn vùng sâu vùng xa. Tại huyện huyện Đại Lộc, với 2 chi nhánh cấp 2, 1 chi nhánh cấp 3, tín dụng của NHNo&PTNT từ nhiều năm nay đã trở thành đối tác không thể thiếu của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Để tín dụng của NHNo&PTNT thực hiện tốt vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trường tài chính tiền tệ, quan điểm này phải được gắn liền với định hướng, chiến lược và

cả trong sách lược điều hành các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Thứ ba, phải mở rộng tín dụng đi đôi với việc bảo đảm sự an toàn cần thiết cho các hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện.

Mở rộng tín dụng:

Tín dụng của NHNo&PTNT trực tiếp tác động vào việc khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Do vậy, mở rộng tín dụng là điều kiện cần thiết để khai thác hiệu quả tất cả các nguồn lực, tiềm năng về vốn, đất đai, tài nguyên, lao động, từ đó tác động mạnh mẽ vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Trong các nguồn lực để phát triển, nếu thiếu vốn thì tất cả các tiềm năng khác sẽ mất hết ý nghĩa. Tín dụng của NHNo&PTNT là con đường tốt nhất cho việc tạo vốn, đưa các nguồn vốn nhàn rỗi từ bên trong, bên ngoài vào các hoạt động SXKD, đời sống.

Mặt khác, tín dụng của NHNo&PTNT còn tác động trực tiếp vào các giai đoạn của quá trình SX, KD để vận hành guồng máy kinh tế. Lúc đó, nó trở thành chất xúc tác quan trọng, vừa còn có thể là tác nhân chủ yếu mang lại sự phát triển.

An toàn tín dụng:

Các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn không chỉ là những đơn vị kinh tế, mà còn là đơn vị kinh tế đặc biệt, mỗi động thái của NHNo&PTNT trên địa bàn đều có những tác động nhất định đối với sự phát triển KT-XH. Do vậy, bảo đảm cho sự an toàn của NHNo&PTNT nói chung và tín dụng NHNo&PTNT nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của NHNo&PTNT mà đó còn là nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương.

Để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT cần phải có hệ thống pháp luật nghiêm minh, tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập. Mặt khác phải giữ vững kỷ cương pháp luật kết hợp với xây dựng văn hoá kinh tế trên địa bàn, chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chức năng bảo vệ và thực thi pháp luật.

Thứ tư, tín dụng của NHNo&PTNT cần tạo điều kiện, ưu tiên đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, tác động tích cực vào sự phát triển KT-XH ở địa phương.

Thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT được phân tích trên mục 2.2.2 phản ánh sự mất cân đối trong cơ cấu dư nợ các ngành kinh tế trên địa bàn. Tỷ trọng tín dụng cho nông nghiệp cao hơn nhiều lần so với tỷ trong tín dụng của các ngành CN, TTCN, TM, DV. Từ đó sứ mệnh tác động vào cơ cấu kinh tế của tín dụng NHNo&PTNT bị suy yếu. Nguyên nhân là do chưa được quán triệt một cách đúng đắn và đầy đủ quan điểm nói trên trong việc điều hành thực hiện chính sách tín dụng tại NHNo&PTNT trên địa bàn.

Do vậy, cần phải chú trọng đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của địa phương, nhằm khai thác tốt nguồn lực, tiềm năng, làm tiền đề cho các ngành khác phát triển tương ứng. Một trong những chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở lựa chọn đầu tư của ngân hàng là hiệu quả KT-XH của dự án. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến thường xảy ra là trong công tác lựa chọn, thẩm định dự án đầu tư, trong nhiều trường hợp Ngân hàng chỉ chú trọng hiệu quả kinh tế mà thiếu sự xem xét, cân nhắc một cách thấu đáo phần hiệu quả xã hội của dự án đầu tư, thậm chí ngay cả các dự án có mục tiêu chính là... hiệu quả xã hội.

nếu như các quan điểm từ thứ nhất đến thứ ba nêu trên là sự xác lập, nhận thức về vị trí của tín dụng NHNo&PTNT đối với quá trình điều hành chính sách phát triển KT-XH thì quan điểm thứ tư lại nhấn mạnh sự tác động trở lại của chính sách tín dụng, đảm bảo cho phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Đây cũng chính là hai mặt của một vấn đề, cùng tồn tại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao vai trò của tín dụng NHNo&PTNT tác động tích cực vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Quán triệt đầy đủ các quan điểm vận dụng công cụ tín dụng của NHNo&PTNT tác động vào sự phát triển của KT-XH không chỉ được áp dụng trực tiếp vào các chủ trương chính sách và giải pháp điều hành kinh tế của các cấp lãnh đạo địa phương, mà còn phải cụ thể hoá bằng các giải pháp cụ thể tích cực trong từng khâu, từng mắc xích đối với hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT.

Các quan điểm nói trên cần phải được nghiên cứu, thống nhất và có sự đồng thuận cần thiết để quán triệt đầy đủ trong các Nghị quyết của Đảng bộ huyện, chương trình hành động của các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành hữu quan ở

huyện. Chỉ khi đó, chính sách công cụ tín dụng ngân hàng, mà chủ lực là tín dụng của

NHNo&PTNT mới phát huy được đầy đủ tính tích cực của nó, đẩy mạnh sự phát triển bền vững của KT-XH, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của Đảng bộ và nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Na (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w