Đi kèm với những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc trong 5 năm (2001 – 2005) là những yếu kém, hạn chế thể hiện như sau:
- Kinh tế tăng trưởng luôn ở mức cao nhưng chưa thật sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu sản xuất từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chuyển dịch chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tâm lý sản xuất nhỏ vẫn còn ảnh hưởng nặng trong nhận thức và tư duy của một bộ phận cán bộ. Kết cấu hạ tầng dù có tập trung đầu tư nhưng vẫn còn thấp kém nhiều mặt. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch và triển khai các đề án quy hoạch được duyệt còn nhiều bất cập, lúng túng, kéo dài, gây tâm lý bức xúc, không đồng tình trong nhân dân. Thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác, mà chủ lực là các DNNNvà HTX trên địa bàn chưa thật sự đủ mạnh, chưa làm tốt vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển.
- Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi còn nhiều lúng túng bị động, chưa hình thành được các vùng tập trung chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp. Chăn nuôi vẫn chưa được đầu tư đúng mức, tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu. Công tác dồn điền, đổi thửa là một chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ tập trung ruộng đất, hình thành những trang trại có quy mô lớn, nhưng chưa được chỉ đạo thực hiện kiên quyết, tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu. Kinh tế trang trại chưa được chú ý phát triển. CácChỉ tiêu tăng trưởng
20012002 2002 2003 2004 2005
- Nông, lâm, thuỷ sản 3,59
chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế trang trại, kinh tế vườn, chăn nuôi theo các Quyết định 30, 66 của UBND tỉnh thực hiện còn nhiều bất cập và kém hiệu quả.
- Trong CN- TTCN chưa có những sản phẩm chủ lực để khẳng định thế mạnh của công nghiệp địa phương. Hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng nhiều dự án đã được cấp phép nhưng chưa thực hiện, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Không loại trừ nhiều dự án “ma”, không vì mục đích SXKD chính đáng… Quản lý khai thác tài nguyên vẫn còn nhiều sơ hở.
- Các ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển đúng tiềm năng. Kinh tế du lịch chưa được quy hoạch khai thác có hiệu quả.
- Trong lĩnh vực lao động việc làm còn nhiều bất cập. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao (58,75%), nhưng trình độ chuyên môn, kỹ thuật nói chung còn thấp, dẫn đến tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng. Trong khi các dự án đầu tư mới trên địa bàn huyện có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn (Công ty May mặc Thái Liên cần khoảng 2.000 lao động kỷ thuật…) thì số lao động thiếu việc làm hiện có lại không đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đầu tư cho đào tạo ngành nghề chưa tương xứng với yêu cầu. Các cơ sở đạo tạo chuyên môn kỹ thuật tại còn nhỏ về quy mô và yếu về chất lượng, chưa thể đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng lao động của địa phương.