Định hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Na (Trang 60 - 62)

- Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc:

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Là một huyện trung du, có 3/4 diện tích tự nhiên là miền núi, nhưng Đại Lộc có những tiềm năng rất lớn về kinh tế: Có tài nguyên khoáng sản như than đá (Ngọc Kinh), đá trành thạch (Đại Hiệp, Đại Quang), có tiềm năng của kinh tế du lịch sinh thái ở Suối nước nóng Chấn Hưng (Đại Sơn), Khe Lim (Đại Đồng), Khe Tân (Đại Thạnh), có thế mạnh về hệ thống giao thông nối liền Đà Nẵng với Cửa khẩu Đắc Tà ốc thông thương sang nước bạn Lào, có lưu vực 2 con sông lớn Thu Bồn và Vu Gia tạo nên những cánh đồng màu mỡ, có lực lượng lao động đông đảo chịu khó… Đó là những lý do rất quan trọng để Đảng Bộ và nhân dân Đại Lộc quyết tâm xây dựng KT-XH huyện phát triển mạnh theo hướng CNH, HĐH, sớm trở thành huyện công nghiệp.

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XVIII (2001-2005), đánh giá đúng tiềm năng, phân tích đầy đủ những hạn chế và nguyên nhân, Đại hội Đảng Bộ huyện Đại Lộc Lần thứ XIX đã đề ra định hướng, mục tiêu tổng quát phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2006-2010 là:

Tập trung tạo ra bước đột phá làm chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế theo hương tăng nhanh tỷ trọng CN-TTCN và TM-DV để đến giai đoạn 2010-2015 Đại Lộc cơ bản trở thành huyện công nghiệp. Chăm lo đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả sự nghiệp CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề lao động - việc làm; tăng mức sống của nhân dân gắn với nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở [3, tr.11].

- Những chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu giai đoạn 2006-2010:

Năm 2010, tỷ trọng GDP CN-XD 55%, TM-DV 24%, nông nghiệp 21%.

Giá trị sản xuất CN-XD tăng bình quân 20-20,5% /năm, DV 14%/năm, nông nghiệp 6% /năm.

Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm 0,6-0,7%o; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15% vào năm 2010.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 12 triệu đồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bìmh quân hàng năm 4%, theo tiêu chí mới. Giải quyết việc làm cho 4.000 – 4.500 lao động/ năm.

Bảng 3.1: Mục tiêu giá trị và cơ cấu các ngành kinh tế (2006-2010)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Văn phòng Huyện uỷ Đại Lộc.

- Mục tiêu định hướng phát triển đối với một số ngành kinh tế trọng điểm:

Trên lĩnh vực CN, TTCN, phát triển theo hướng bền vững, tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) cấu (%)

Tập trung phát triển CN-TTCN theo 3 hướng: phát triển CN tập trung ở các cụm CN theo quy hoạch; phát triển CN phân tán ở các địa phương có tiềm năng, điều kiện; khôi phục các làng nghề truyền thống và hình thành các làng nghề mới. Ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế như khai thác và chế biến khoáng sản, SX vật liệu xây dựng, đồ gỗ cao cấp xuất khẩu, hàng thu công mỹ nghệ, chế bien nông lâm sản…

Trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ, tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn. Xây dựng các tụ điểm thương mại – dịch vụ dọc tuyến Quốc lộ 14B. Nâng cao chất lượng các dịch vụ: bưu chính, viễn thông, vận tải, tín dụng, bảo hiểm, tư vấn việc làm... Phát triển du lịch làng quê gắn với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung xây dựng ngành nông nghịêp sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh và hiệu quả bền vững. Trong đó, chú trọng tăng trưởng về giá trị và hiệu quả kinh tế, gắn chặt hơn nữa với công nghiệp chế biến và thị trường. Hoàn thành công tác “dồn điền đổi thửa”, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, gắn với chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng hợp lý. Chú trọng công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm khoảng 40% giá trị ngành nông nghiệp vào năm 2010. Khuyến khích chăn nuôi quy mô trang trại, hỗ trợ và tạo điều kiện để nhân dân đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế trang trại, đa dạng hoá các loại hình, mở rộng quy mô và tăng tỷ suất hàng hoá của kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Na (Trang 60 - 62)