0
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

TRÊN TTCK VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 70 -80 )

4.1. Quan điểm của các đề xuất nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK.

Dựa trên các nội dung phân tích, biện luận trong chương 1 và các kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng về các thành phần tác động đến sự minh bạch cũng như sự minh bạch của các thông tin tài chính công bố đã trình bày trong chương 2, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài các cơ sở khoa học, khi thực thi bất kỳ một kiến nghị, giải pháp nào cũng cần chú ý đến các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp luật, xu thế hội nhập và trình độ công nghệ ảnh hưởng đến sự khả thi của các kiến nghị, giải pháp đó. Phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật

Do tập quán kinh doanh của các công ty ở Việt Nam thường chỉ chú trọng đến các vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn chứ chưa chú ý đến tính bền vững và lâu dài cũng như lợi ích của cộng đồng nên chưa chủ động công khai, minh bạch. Hơn nữa các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh và nghề nghiệp còn chưa có hoặc bị xem nhẹ nên nhà quản lý của công ty, các đối tượng có liên quan trong chuỗi cung ứng báo cáo tài chính rất dễ phát sinh các mâu thuẫn về lợi ích và dẫn đến việc lựa chọn phương án thường có lợi cho cá nhân hơn cộng đồng. Vì vậy, các kiến nghị, giải pháp cần giải quyết toàn diện từ xuất phát điểm các nhà quản lý nơi phát sinh sự chính trực, văn hóa trách nhiệm giải trình trong công ty và trong môi trường kinh doanh, cho đến những đối tượng có liên quan trong chuỗi báo cáo tài chính.

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không thể tránh khỏi các thiếu sót và mâu thuẫn.Vì vậy việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp phải trên các cơ sở tập hợp và so sánh các văn

bản hiện hành và phải luôn cập nhật theo kịp tốc độ phát triển của môi trường kinh doanh cũng như nhu cầu bảo vệ lợi ích của công chúng.

Ngoài ra, các quy định của pháp luật cũng cần có những chế tài phù hợp để tính tuân thủ được thực thi hiệu quả và cần có các cơ quan giám sát chuyên trách để giám sát và đánh giá đúng mực việc thực thi, tránh trường hợp ban hành các văn bản pháp luật rồi bỏ ngỏ không thực hiện.

Đáp ứng yêu cầu phát triển và bền vững của TTCK

Thị trường tài chính trong đó có TTCK là biểu đồ sức khỏe của nền kinh tế, trong TTCK, sự hoàn hảo lại là thước đo sự phát triển và bền vững, điều này cũng có nghĩa là giá chứng khoán đã phản ánh tất cả các thông tin trong đó có thông tin tài chính. Như vậy minh bạch thông tin tài chính sẽ giúp cho giá chứng khoán phản ánh đầy đủ hơn và kéo theo sự phát triển bền vững cho thị trường. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của thị trường thì sự phát triển bền vững sẽ xác định ở các mức độ khác nhau, do đó nhu cầu về sự minh bạch cũng khác nhau trong từng giai đoạn. Việc xác định hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính cũng phải dựa trên các giai đoạn của thị trường khi những yêu cầu về phát triển được xác định.

Xu thế hội nhập

Để thu hút các nguồn tài chính quốc tế và trong xu thế hội nhập kinh tế, các quy định, chuẩn mực về thuế, kế toán, tài chính, niêm yết của Việt Nam cũng có sự thay đổi cho phù hợp thông lệ quốc tế. Do đó, sự tiếp thu kinh nghiệm trong các lĩnh vực này từ các quốc gia phát triển để ứng dụng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng cần được cân nhắc. Sự kế thừa các kinh nghiệm cũng cần chú ý đến trình độ và giai đoạn phát triển của kinh tế, TTCK Việt Nam hiện tại và tương lai.

Tăng cường áp dụng công nghệ

Công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học, đã góp phần làm thay đổi hoàn toàn quá trình xử lý dữ liệu trong kế toán từ xử lý thủ công trước đây trở thành tự động hóa, bên cạnh đó nhờ sức mạnh công nghệ đã mang thông tin đi xa,

nhanh và rộng hơn. Vì vậy yếu tố công nghệ là một trong các giải pháp sẽ mang lại tính đột phá và khả thi cho các kiến nghị, giải pháp có liên quan đến sự nhanh chóng, thuận tiện và phức tạp của quá trình truyền đạt thông tin.

4.2. Các đề xuất nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK VN

4.2.1. Đối với bộ cơ quan quản lý nhà nước.

4.2.1.1. Đối với Bộ Tài Chính.

Sửa đổi và ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt Nam: Rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của kế toán – kiểm toán của

Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực sao cho phù hợp với thực tế.

Chuẩn mực về kế toán :

- Cập nhật các chuẩn mực và hướng dẫn về BCTC để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, trung thực của các thông tin, đặc biệt là những khoản mục dễ phát sinh gian lận theo chuẩn mực quốc tế.

- Ban hành chuẩn mực và hướng dẫn các khoản mục mới phát sinh trên TTCK Việt Nam như các công cụ tài chính, thanh toán dựa trên cơ sở sở hữu. Đây là những khoản mục mới, có tính phức tạp cao và dễ dẫn đến sự gian lận về thông tin hoặc thông tin được công bố không có tính minh bạch cao.

- Nên bổ sung “Báo cáo vốn chủ sở hữu” vào danh mục các báo cáo cần phải có đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có niêm yết.

- Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phản ánh đầy đủ, đúng và minh bạch về nguồn tạo nên thu nhập, chi phí thì cần tách biệt riêng kết quả từ hoạt động kinh doanh với thu nhập và chi phí ảnh hưởng tới vốn chủ sở hữu.

Chuẩn mực về kiểm toán:

Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hầu hết đều được ban hành cách đây 4 năm, do đó một số nội dung không còn phù hợp với sự thay đổi và phát triển của kế toán, nhất là các nội dung liên quan đến bằng chứng kiểm toán. Bộ Tài Chính và hiệp hội kiểm toán Việt Nam cần có sự phối hợp để có những bổ sung, sửa đổi để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực về kiểm soát chất lượng kiểm toán theo nội dung của chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng (ISQC) số 1 để

hướng dẫn các công ty kiểm toán thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ kiểm toán.

Đồng thời cũng cần sớm ban hành các chế tài xử lý cụ thể và đầy đủ hơn trong các trường hợp vi phạm. Bởi lẽ trong thực tế nhiều cuộc điều tra, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện ra những trường hợp vi phạm luật kiểm toán nhưng vì thiếu chế tài mà chưa có căn cứ để xử lý.

Ban hành các quyết định hướng dẫn về kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với BCTC của các công ty niêm yết.

- Chúng ta cần phải xem xét về chức năng và lợi ích của KSNB, đặc biệt là KSNB về BCTC mang lại, để từ đó ban hành các quyết định hướng dẫn về kiểm soát nội bộ đối với BCTC của các công ty niêm yết. Cụ thể bao gồm các nội dung như :

- Xây dựng khuôn mẫu cho việc khai báo về hệ thống KSNB của các công ty niêm yết, quy định cụ thể những nội dung nào cần phải khai báo.

- Xây dựng các quy định về trách nhiệm của quản lý trong các công ty niêm yết về xây dựng, duy trì và báo cáo về hệ thống KSNB đối với báo cáo tài chính.

- Phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và khuyến khích các công ty niêm yết xây dựng hoàn chỉnh hệ thống KSNB đối với báo cáo tài chính. Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp cung cấp loại hình dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống KSNB.

Ngoài ra, bộ tài chính nên tăng cường mở rộng hơn nữa các lớp đào tạo,bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán không chỉ cho các kiểm toán viên mà còn cho các đối tượng khác trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán.

4.2.1.2. Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, vì đây là cơ quản quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và việc minh bạch hóa các thông tin công khai trên thị trường chứng khoán nói riêng.

Để đảm bảo sự minh bạch của thông tin tài chính, Ủy ban chứng khoán và Sở giao dịch cần sửa đổi một số nội dung như:

Về chế tài đối với việc công bố thông tin chậm trễ. Chia thành 2 mức độ: Cảnh cáo và phát tiền

Chế tài ở mức độ cảnh cáo trong các trường hợp: - Chậm nộp BCTC nhưng có lý do không quá 30 ngày - Chậm nộp BCTC không lý do nhưng không quá 03 ngày

Chế tài ở mức độ phạt tiền trong các trường hợp: - Chậm nộp BCTC nhưng có lý do đã quá 30 ngày - Chậm nộp BCTC không lý do đã không quá 03 ngày Về nội dung công bố BCTC quý, 6 tháng, năm.

Bắt buộc phải công bố BCTC lập trên cơ sở so sánhvà kèm theo báo cáo phân tích tài chính, nêu rõ những biến đổi về các chỉ tiêu như giá trị tài sản trogn kỳ, kết quả hoạt động.

BCTC công bố của các công ty niêm yết cần trình bày số liệu của 3 năm gần nhất thay vì chỉ có 2 năm như hiện nay. Điều đó vừa giúp nhà đầu tư có thể đánh giá một cách chính xác về khả năng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp,vừa giúp chuẩn mực của chúng ta phù hợp hơn với chuẩn mực của quốc tế.

Về báo cáo đánh giá hệ thống KSNB đối với BCTC

Có thể bắt buộc Ban giám đốc của công ty niêm yết trình bày và đánh giá về hệ thống KSNB đối với BCTC trong công bố BCTC hàng năm. Báo cáo cũng cần có sự xác nhận của Ban giám đốc về tính xác thực và hợp lý.

Về chênh lệch số liệu trên BCTC trước và sau kiểm toán

Vấn đề chênh lệch số liệu trên BCTC trước và sau kiểm toán đang là vân đề nhức nhối hiện nay.Chính vì vậy chúng ta cần ban hành mức khống chế đối với chênh lệch nàytrên cơ sở mức trọng yếu mà các công ty kiểm toán sử dụng như: - Đối với chênh lệch tài sản không quá 1- 3 % tổng tài sản

- Đối với chênh lệch lợi nhuận không quá 5 % doanh thu thuần Đồng thời là các chế tài chặt chẽ hơn:

- Công ty bắt buộc phải làm báo cáo giải trình lý do và có xác nhận của kiểm toán độc lập, công bố giải trình này cùng với BCTC năm đã được kiểm toán

- Bảng điện tử giao dịch mã chứng khoán của công ty đó sẽ xuất hiện dấu hiệu cảnh báo không minh bạch cho đến khi giải trình của công ty được xem xét.

Thống nhất nội dung các văn bản pháp luật chi phối đến tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát.

Bộ Tài Chính hoặc Ủy ban chứng khoán xây dựng và ban hành Điều lệ mẫu cho Ban kiểm soát giống như đã ban hành Điều lệ mẫu cho các công ty niêm yết. Đây sẽ là cơ sở pháp lý thống nhất nhằm đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát được thống nhất và hiệu quả. Chúng ta có thể tham khảo những bản Điều lệ mẫu từ các công ty niêm yết trên thế giới hoặc những hướng dẫn của các công ty kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp có uy tín trên thế giới. Một bản điều lệ của ban kiểm soát gồm các phần:

Bảng 1.5: Các phần của một bản điều lệ của ban kiểm soát.

Tiêu đề

1. Mục tiêu chung 2. Cơ chế hình thành 3. Tổ chức Ban kiểm soát

Thành viên Họp

4. Quyền và nghĩa vụ Kiểm soát nội bộ

BCTC (trong đó có đề cập đến nghĩa vụ kiểm tra sự minh bạch của Ban kiểm soát)

Kiếm toán nội bộ Kiểm toán độc lập Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ nội quy công ty Trách nhiệm báo cáo Các trách nhiệm khác

Khi các chức năng của Ban kiểm soát được thể chế hóa và hoạt động của Ban kiểm soát hiệu quả thì sự ảnh hưởng của Ban kiểm soát đến sự minh bạch thông tin tài chính sẽ được phát huy.

Rút ngắn thời gian công bố

Theo thông lệ về thời gian công bố thông tin trên các TTCK tại Hoa Kỳ, Anh, Nhật thì thời gian công bố thường từ 75 – 90 ngày để đảm bảo tính kịp thơi của thông tin. Một số đề xuất về rút ngắn thời gian công bố thông tin:

- Ngày hoàn tất và công bố báo cáo quý sẽ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

- Ngày hoàn tất và công bố báo cáo bán niên sẽ là 30 ngày kể từ ngày kết thúc nửa năm tài chính.

- Đối với BCTC năm của các công ty niêm yết phải hoàn tất, nộp và công bố BCTC đầy đủ cho Sở giao dịch chứng khoán qua trang điện tử trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Bảng 1.6: Bảng đề xuất ngày hoàn thành và công bố BCTC

Loại báo cáo Ngày hoàn tất và công bố

Báo cáo tài chính bán niên 30

Báo cáo tài chính năm 90

Cơ sở và mục đích của các đề xuất:

- Hiện nay 100% doanh nghiệp đều sử dụng các phần mềm kế toán để xử lý và tổng hợp báo cáo nên sẽ nhanh chóng hơn so với việc làm thủ công như trước kia.

- Bắt buộc các công ty phải chủ động trong kế hoạch doanh thu, chi phí để ghi nhận đúng kỳ và tránh điều tiết các khoản mục này.

- Bắt buộc các công ty phải có kế hoạch về hoàn tất số liệu ở các cơ sở liên kết, công ty con, chi nhánh…để phục vụ cho công tác lập BCTC hợp nhất được chính xác và nhanh chóng.

- Bắt buộc các công ty phải có kế hoạch làm việc với kiểm toán độc lập để tiến hành rà soát số liệu quý, bán niêm và trước khi kết thúc năm tài chính.

Thống nhất dạng dữ liệu công bố.

Bảng 1.7: Các dạng dữ liệu công bố thông tin.

Tên báo cáo Định dạng file

Bảng cân đối kế toán .xls

Báo cáo kết quả kinh doanh .xls Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .xls

Bản thuyết minh BCTC .doc hoặc .pdf

Báo cáo kiểm toán .pdf

Phương tiện công bố

Hiện nay quy mô niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán đã là con số gần 500 công ty, do vậy việc tiếp nhận và công bố BCTC trên trang web của Sở giao dịch hay ủy ban chứng khoán sẽ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực. Tương lai con số các công ty niêm yết sẽ lên đến hàng nghìn hoặc thậm chí chục nghìn công ty, khi đó chính quy trình công bố BCTC thủ công hiện nay là yếu tố cản trở sự kịp thời và do đó làm giảm sự minh bạch thông tin.Do đó Sở giao

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 70 -80 )

×