Về phía quy mô doanh nghiệp:
Từ thực tế công bố thông tin trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thu hút nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tư và nhà phân tích hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp này có sự đầu tư và chú trọng vào việc công bố thông tin trên SGDCK. Vì vậy cá doanh nghiệp lớn thường ít vi phạm tính minh bạch thông tin về tuân thủ phương tiện, hình thức và thời gian công bố thông tin. Tuy nhiên như đã dẫn chứng ở phần trên thì đây cũng là những doanh nghiệp thường có vi phạm nghiêm trọng minh bạch về nội dung và chất lượng thông tin. Với các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không bố trí được người công bố thông tin chuyên trách, việc công bố thường được giao cho một lãnh đạo kiêm nhiệm nên dễ xảy ra tình trạng chậm công bố, hoặc sai sót trong khâu công bố…
Tình hình tài chính DN:
Các doanh nghiệp ngay cả khi có mức lợi nhuận cao hay đang trong tình trạng khó khăn về tài chính đều có ảnh hưởng tới tính minh bạch của thông tin. Nếu như khi đạt lợi nhuận quá cao, doanh nghiệp thường có xu hướng làm tăng chi phí để nhằm giảm thuế phải nộp Nhà nước thì khi bị lỗ hay lợi nhuận ít, để được đánh giá cổ phiếu của một số công ty khiến các nhà lãnh đạo phải tạo ra
một khoản lợi nhuận ảo nếu như không muốn phản ứng tiêu cực từ phía thị trường và kéo theo sự giảm sút về giá trị cổ phiếu.
Hệ thống thông tin kế toán của DN:
Các sai phạm làm giảm tính minh bạch của thông tin kế toán một phần do lỗi của hệ thống kế toán thiếu tính kiểm soát làm phát sinh gian lận và sai sót. Vấn đề có thể phát sinh khi một người kiêm nhiệm nhiều công việc một lúc hoặc không có các thủ tục kiểm tra chéo kết quả công việc. Trong điều kiện kế toán doanh nghiệp niêm yết hiện nay, việc sử dụng kế toán máy đang được phát triển tuy nhiên do năng lực của kế toán vốn chỉ quen thuộc với kế toán truyền thống nên có thể dẫn đến tính chính xác của thông tin trình bày. Bên cạnh đó công ty niêm yết là loại hình có đặc điểm đặc thù, việc xử lí các nghiệp vụ đặc thù còn gặp khó khăn, mang tính nhất thời, chưa thống nhất.
Hội đồng quản trị và quy mô HĐQT:
Là yếu tố quan trọng trong việc giám sát quản lý thông tin và điều hành DN. Bằng quyền lực của mình, HĐQT thay mặt cổ đông lãnh đạo công ty để đạt lợi nhuận cao nhất. Vì vậy HĐQT có ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch. Quy mô HĐQT càng lớn thì tính minh bạch sẽ được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, lợi ích giữa HĐQT (những người chiếm cổ phần lớn trong DN) với những người có quyền lợi khác trong DN gây ra một số mâu thuẫn trong thông tin làm tính minh bạch bị giảm xuống. Chính quyền lợi cá nhân của một số cổ đông lớn đã không phản ánh thông tin theo quy định hay do trình độ, khả năng của ban quản lý nên không đảm bảo thông tin công bố được chính xác và kịp thời.
Ban kiểm soát (BKS) :
Trong các DN Việt Nam hầu hết đều có ban kiểm soát nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động, phát hiện vấn đề và đưa ra hướng dẫn giải quyết. Tuy nhiên do không nhận thấy được vai trò, quyền lợi và nghĩa vị nên ban kiểm soát còn hoạt động chỉ mang tính hình thức, không kết quả cao. Kết quả là một số khá lớn các công ty niêm yết chưa công khai BCTC
kịp thời theo quy định và thậm chí công khai thông tin tài chính chưa được kiểm toán, chất lượng thông tin kế toán được công bố còn yếu kém.
Kết luận chương 3
Chương này trình bày về các sai phạm trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cũng như tác động của nó đến tính minh bạch thông tin, đồng thời nhóm đã trình bày kết quả khảo sát về mức độ quan tâm và mức độ hài lòng của các nhà đầu tư.
Về mức độ minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết được đánh giá ở mức độ khá, tuy nhiên chưa thực sự đạt chuẩn các yêu cầu, các doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự chủ động tạo sự minh bạch thông tin.
Với những kết quả thu được từ những khảo sát đã tiến hành cộng với những nghiên cứu về vai trò của sự minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, nhóm sẽ tiến hành đưa ra các đề xuất, kiến nghị về hệ thống kiểm soát tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Hà Nội. Hệ thống này được xây dựng phù hợp với thực trạng về môi trường kinh doanh, pháp lý hiện đang chi phối đến các hoạt động cuả các Việt Nam nói chung.