Nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 67)

Từ góc độ vĩ mô của nền kinh tế và quy định của pháp luật

TTCK có những bản chất nội tại bên trong nó như tính gián tiếp của loại hình đầu tư (nhà đầu tư không trực tiếp bỏ vốn cho sản xuất kinh doanh mà mua cổ phần qua đó bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp) dẫn đến sự tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu – vấn đề xung đột lợi ích và bất cân xứng thông tin: người quản lý doanh nghiệp dễ dàng nắm rõ thông tin có thể tận dụng để trục lợi cho bản thân.

Thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng đang ở giai đoạn đầu mới phát triển, còn non trẻ. Vai trò của UBCK và các sở giao dịch trong vấn đề kiểm soát thông tin, thu thập thông tin của các doanh nghiệp công

bố cho nhà đầu tư còn nhiều thiếu sót khiến cho các website của UBCK hay Sở giao dịch không còn là nơi thu thập thông tin hiệu quả, kịp thời của nhà đầu tư.

Kẽ hở của pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thu thập thông tin (một vài quy định chưa rõ rang, thông tin thiếu cụ thể, chồng chéo, nhiều quy định còn cứng nhắc trong việc áp dụng với các loại hình doanh nghiệp niêm yết khác nhau…). Cụ thể như trường hợp dự thảo luật quy định một số đối tượng, như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ… phải công bố thông tin theo yêu cầu khi có những thông tin “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, hoặc ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán…, song lại không có hướng dẫn cụ thể về mức độ thế nào được coi là ảnh hưởng nghiêm trọng”, “ảnh hưởng lớn”. Điều này khiến thành viên thị trường muốn công bố thông tin cung khó công bố cho đúng, cho kịp thời.

Các thông tin đầu vào của TTCK, như thông tin trong cáo bạch của các doanh nghiệp niêm yết chưa hoàn toàn được kiểm chứng độc lập. Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp tiến hành niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán có trách nhiệm phải cung cấp báo cáo thẩm định của kiểm toán viên độc lập đối với các thông tin công bố trên bản cáo bạch của mình, để đảm bảo thông tin các nhà đầu tư được tiếp cận lần đầu là thông tin trung thực, đầy đủ, hợp lý.Tuy nhiên, ở Việt Nam đây chưa phải là một quy định bắt buộc và cũng không có nhiều doanh nghiệp tự nguyện đầu tư vào việc này, dẫn đến tình trạng có những báo cáo đã thiếu sót, sai lệch từ đầu.

Việc xử phạt, chế tài đối với việc công bố thông tin sai lệch còn nhẹ, chưa có tính răn đe (mức xử phạt chỉ trong phạm vi 20-50 triệu đồng là quá thấp nếu so với lợi ích không thể biết được cụ thể hàng chục triệu đồng trong các giao dịch nội gián, gian lận…). Cơ chế giám sát chưa hiệu quả- khung pháp lý cho hệ thống kiểm toán độc lập chưa hoàn tất.

Từ phía các nhà đầu tư

TTCK Việt Nam có mức tăng trưởng rất cao thậm chí vào năm 2007 còn có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư

theo đám đông, theo phong trào của các nhà đầu tư lớn trong nước.Phần lớn nhà đầu tư thiếu kiến thức về đầu tư, thiếu chuyên nghiệp không biết phân tích hay dự đoán khả năng sinh lời của công ty. Nếu có quan tâm thì phần lớn chỉ chú ý đến chỉ tiêu ‘lãi, lỗ” trên BCKQKD. Chính vì vậy mà tính hữu ích của thông tin kế toán đối với một bộ phận NĐT là vô nghĩa. Tâm lí nhà đầu tư ảnh hưởng đến sự cân bằng, ổn định của TTCK và ảnh hưởng gián tiếp việc công bố thông tin của DN. Tuy nhiên, bên cạnh số đông NĐT như vậy luôn có một nhóm người biết nhiều thông tin hơn. Nhờ vậy họ có khả năng ra quyết định đi trước thị trường một bước và kiếm được nhiều lợi nhuận.

Từ phía bên kiểm toán độc lập.

Kết quả kiểm toán của KTV độc lập về BCTC của DN thông qua “Ý kiến của KTV” là yếu tố làm tăng độ tin cậy về các thông tin do DN công bố, giúp NĐT đưa ra quyết đinh phù hợp. Tuy nhiên chất lượng của KTV độc lập về kiểm toán BCTC trên các báo cáo kiểm toán hiện nay vẫn chưa làm NĐT an lòng. Công ty kiểm toán với vai trò bên thứ ba chưa thật sự mang lại niềm tin cho nhà đầu tư, số lượng công ty kiểm toán được chấp nhận còn quá thấp nên chất lượng sẽ không được đảm bảo. Điều này gây rủi ro rất lớn cho NĐT và những người sử dụng thông tin kiểm toán.

Về phía các công ty kiểm toán vẫn có những tổ chức kiểm toán làm không đúng chức năng.Như trường hợp công ty Bông Bạch Tuyết là một minh chứng cụ thể. Công ty được kiểm toán nợ xấu nhiều, tài chính không minh bạch nhưng kiểm toán chưa làm rõ được điều đó, nhiều thứ bị che giấu đến khi bùng vỡ ra khiến dư luận rất băn khoăn. Kiểm toán là để người ta tin tưởng nhưng thực tế vẫn còn một số trường hợp chưa xứng đáng với niềm tin đó. Vậy nên đạo đức nghề nghiệp là vô cùng quan trọng.

Từ các bên liên quan khác.

Thực tế vẫn còn tồn tại các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, internet, diễn đàn…, nhưng không phải là các tổ chức chuyên nghiệp về tài chính, do vậy những thông tin, số liệu mà họ cung cấp không hẳn là xác thực, thêm vào đó là quá nhiều thông tin ảo nhằm những mục đích khác nhau được

tung ra có thể do vô tình hoặc cố ý. Chính vì thế, khi tiếp cận với những thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến sự sai lệch về công ty niêm yết.

Trình độ tập hợp thông tin cũng như thống kê số liệu của những người trực tiếp làm công tác cung cấp số liệu chưa cao. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào chuyên về thu thập, xử lý thông tin của các doanh nghiệp như: thông tin về rủi ro, lịch sử hoạt động…để cung cấp cho người phân tích những thông tin xác thực khi đánh giá về một doanh nghiệp.

Vai trò trung gian của bên thứ ba bị lu mờ, không phát huy khả năng nhằm gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư và giúp thị trường chứng khoán phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w