tôm chân trắng
Xác định tỷ lệ sống nhằm đánh giá khả năng phát triển của tôm, đây là việc làm quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật được áp dụng và quan trọng hơn là xác định được lượng thức ăn phù hợp cho mỗi ao nuôi. Việc xác định tỷ lệ sống có nhiều biến động do áp dụng phương thức chài ngẫu nhiên, chúng phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố của tôm. Vì vậy để xác định tỷ lệ sống chính xác cần phải nắm rõ quy luật phân bố của tôm trong ao nuôi, lựa chọn vị trí chài phù hợp, chài nhiều điểm khác nhau sau đó lấy kết quả trung bình. Xác định tỷ lệ sống kết hợp với việc kiểm tra tăng trọng theo lịch trình 10 ngày một lần nhằm giảm thiểu số lần chài tôm. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống ở các nghiệm thức được trình bày qua bảng 14 và đồ thị 5
Bảng 14: Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức
Ngày tuổi Nghiệm thức
Hipo Nuri Winner
30 92a 92a 90a 40 90a 90a 88a 50 88a 88a 87a 60 86a 87a 85a 70 86a 86a 84a 80 85a 86a 83b 90 85a 85a 82b
Tỷ lế sống của tôm giảm dần và khác nhau theo từng thời gian nuôi. Tháng đầu tiên tỷ lế sống của tôm giảm mạnh và giảm chậm lại ở các giai đoạn tiếp theo. Phân tích thống kê cho thấy ban đầu không có sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức, chỉ đến giai đoạn 80 ngày tuổi mới có sự khác nhau giữa nghiệm thức sử dụng thức ăn Winner với hai loại thức ăn còn lại. Cuối vụ không có sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm nuôi bằng thức ăn Hipo và Nuri (85%), còn thức ăn Winner cho tỷ lệ sống thấp hơn (82%). Sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức là do tôm sử dụng thức ăn Hipo và Nuri tăng trưởng nhanh hơn, sức đề kháng cao, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn đặc biệt là về cuối vụ nuôi khi môi trường ngày càng xấu đi.