Phân tích tình hình tiêu thụ và giá ximăng trong nước từ 01/2010-

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 48 - 50)

01/2010 - 06/2013 và những dự báo cho năm 2014.

Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, cắt giảm đầu tư công, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng đều giảm đáng kể. Trong 8 tháng đầu năm 2012, sản lượng xi măng toàn ngành đạt 31,49 triệu tấn, bằng 57,3% so kế hoạch năm,lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 30,58 triệu tấn, bằng 55,6 % so kế hoạch năm.

Năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 đến 62 triệu tấn, trong khi đó: Nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng 47- 48 triệu tấn; Phấn đấu xuất khẩu khoảng 7 – 8 triệu tấn, tổng cộng đạt 54 - 56 triệu tấn. Và như vậy, dự kiến dư thừa khoảng 6 triệu tấn.

Nguồn: Phòng phân tích cty cổ phần chứng khoán Phương Nam

Hình 4.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng qua các năm

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình tiêu thụ xi măng có những tín hiệu khá lạc quan, tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể cả nước đã tiêu thụ 29.5 triệu tấn sản phẩm, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 22.7 triệu tấn, xuất khẩu 6.8 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa giảm 4% so với cùng kỳ tuy nhiên xuất khẩu lại tăng 21%.

Tình hình tiêu thụ trong nước khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi măng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu xi măng chủ yếu như Đài Loan, Singapore, Indonesia, Campuchia … với giá xuất khẩu từ 40-42 USD/tấn. Giá xuất khẩu này vẫn thấp hơn giá xi măng bình quân của thế giới khoảng 8-10USD/tấn.

Nguồn: Phòng phân tích cty cổ phần chứng khoán Phương Nam

Hình 4.2: Nhu cầu tiêu thụ xi măng qua các năm

Do thị trường xây dựng bắt đầu đón mùa mưa nên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng, vì vậy, giá xi măng trong nước được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong tháng 7 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn vào tháng 6.

Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khimiền Nam lại thiếu hụt.

Chi phí vận chuyển lại rất lớn, vì vậy giá xi măng ở miền Nam bao giờ cũng cao hơn giá xi măng ở Miền Bắc10 – 15%. Hiện giá bán lẻ xi măng trên thị trường tiếp tục ổn định, dao động ở mức 1,3-1,5 triệu đồng/tấn tại các tỉnh phía Bắc và từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn phía Nam.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 48 - 50)