Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 60)

Theo dự báo tới năm 2014 sản lượng xi măng bán ra sẽ giảm thấp, không sinh lợi cao, lợi nhuận của xi măng chỉ hơn 70 triệu rất khó để bù đắp các khoản chi phí và phát sinh khi thị trường biến động. Công ty sẽ gặp khó khăn khi ở cuối năm 2013 theo đánh giá của tổng cục thống kê thì giá xi măng sẽ giảm vào 6 tháng cuối năm. Do công ty nhập hàng một lần vào đầu năm với giá xi măng khá cao, hiện tại giá xi măng sẽ giảm vậy công ty sẽ phải chịu lỗ một khoản doanh thu khá lớn. Vì vậy công ty cần tìm ra một số giải pháp nhằm giảm khoản thua lỗ như:

- Giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp xuống mức thấp nhất (vì công ty mang tính chất gia đình nên công việc này có thể thực hiện được).

- Bổ sung nguồn vốn hàng năm cần tăng lên đối với mặt hàng xi măng. Công ty có thể cân nhắc đến việc vay ngân hàng, tuy nhiên phải chọn thời điểm thích hợp.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Trong ngành xây dựng xi măng là mặt hàng cần thiết và giữ vai trò rất quan trọng. Lượng tiêu thụ xi măng cũng phản ánh tình hình phát triển của đất nước, khi đất nước phát triển mạnh, công nghiệp hóa hiện đại hóa càng phát triển thì sẽ càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng, lượng tiêu thụ xi măng sẽ tăng cao. Ngược lại khi lượng tiêu thụ xi măng giảm mạnh, thì cũng đồng nghĩa với việc thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Đất nước đang rơi vào tình trạng kinh tế không ổn định.. Vì vậy, việc đẩy mạnh lượng tiêu thụ xi măng là một điều cần thiết đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với cả nhà nước.

Tuy nhiên tình hình kinh tế hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, ngành xi măng đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa. Kinh tế đang trên bờ vực khủng hoảng, thì việc tăng lượng tiêu thụ, tăng doanh thu là một điều rất khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Công ty TNHH Huỳnh Thanh Sơn là công ty vừa- nhỏ nên việc tăng lượng tiêu thụ lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn. Qua những phân tích trên và đối với bản kế hoạch kinh doanh được lập ra, dựa trên việc phân tích các yếu tố của doanh nghiệp, kết hợp với các yếu tố bên ngoài…sẽ giúp công ty nắm bắt được tình hình tiêu thụ và kinh doanh của sản phẩm xi măng tại công ty. Công ty có thể nắm bắt được các cơ hội nhằm phát huy mọi khả năng hiện có của mình, linh hoạt, chủ động đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, nhằm hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Qua việc phân tích hoàn cảnh nội tại của công ty trong 3 năm 6 tháng vừa qua, ta nhận thấy công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, chỉ trong 5 năm hoạt động công ty đã có được cho mình 2 chi nhánh bán hàng, lượng tiêu thụ xi măng khá cao trong những năm 2010, 2011, 2012. Lợi nhuận của công ty tuy không quá lớn, nhưng luôn ở số dương, trong khi tình hình kinh tế hiện nay hàng năm có hơn 10.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Vì vậy việc giữ vững, duy trì và tìm cơ hội phát huy của công ty khá lớn. Tuy nhiên công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà phần lớn các doanh nghiệp vừa- nhỏ mắc phải như: mang đậm tính gia đình, nguồn cung cấp hay biến động do phải nhập hàng xa, không quan tâm đến công tác marketing....vì vậy công ty nên xem xét và khắc phục.

Tuy nhiên kế hoạch được lập ra chỉ là một định hướng cho công ty, công ty có thể sẽ đạt kết quả thấp hơn kế hoạch, hoặc nếu nắm bắt tốt hơn

nhiều vào sự quan tâm của ban quản lý công ty, linh hoạt vận dụng các kinh nghiệm và kiến thức trong việc quản lý, tính toán và đưa ra được những biện pháp tối ưu trong từng trường hợp biến động cụ thể phát sinh ngoài kế hoạch, để đạt được những kết quả tốt nhất.

5.2 KIẾN NGHỊ

* Đối với công ty

Công ty cần có các chính sách chấn chỉnh và cải tiến lại hoạt động kinh doanh mặt hàng xi măng của công ty như:

- Chủ động tìm kiếm khách hàng. - Mở rộng thị phần của công ty.

- Tham gia các buổi hội thảo nhằm rút kinh nghiệm và tạo hình tượng công ty đối vơi người dân.

- Nghiên cứu thị trường để có hướng biến chuyển kinh doanh.

- Chú ý hơn đến bộ máy nhân sự của công ty, nâng cao văn hóa công ty để tạo ấn tượng đối với khách hàng khi đến công ty.

- Thường xuyên nhận thực tập sinh để thông qua nghiên cứu, đề xuất của họ nhằm tham khảo và nhận định được phần nào thị trường.

* Đối với nhà nước

- Cần có nhiều biện pháp kích cầu, nhằm vực dậy thị trường bất động sản.

- Đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình công cộng, an sinh xã hội…nhằm nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để vực dậy ngành xây dựng.

- Cần xem xét việc mở rộng và đưa vào hoạt động đối với các nhà máy sản xuất xi măng mới. Vì trong 3 năm liên tiếp cung xi măng luôn vượt quá cầu, dẫn đến tình hình biến động bất ổn của giá và lượng tiêu thụ xi măng.

- Giảm lạm phát xuống mức thấp, để bình ổn giá nguyên vật liệu, nhằm ổn định được giá xi măng, để sản phẩm không phải gánh chịu chi phí quá lớn thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn.

- Có các chính sách hỗ trợ các công ty vừa- nhỏ trong việc đầu tư và vay vốn. Dù mức lãi suất hiện tại của ngân hàng đang khá thấp, nhưng việc tiếp cận với các nguồn vốn vay hỗ trợ là rất khó, vì đòi hỏi ở doanh nghiệp

* Đối với hiệp hội xi măng

- Cần thống kê nhanh chóng đầy đủ về tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả xi măng. Báo cáo trung thực, đầy đủ để các công ty có thể nắm bắt được thông tin chính xác về giá cả và nhu cầu một cách nhanh chóng.

- Các công ty xi măng nên đầu tư xây dựng các nhà máy trong khu vực miền Nam, để tránh tình trạng chênh lệch giá xi măng giữa miền Bắc và miền Nam.

- Cần phổ biến các chương trình giúp người tiêu dùng phân biệt được xi măng thật, và hàng giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David H.Bangs.JR, 2007. Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh. Nhà

xuất bản Lao động - Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, eds., 2002. Kế

Hoạch Kinh Doanh. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh.

3. Steve Cone, 2006. Đánh Cắp Ý Tưởng. Nhà xuất bản trẻ.

4. Sở xây dựng Hậu Giang. http://sxd-haugiang.gov.vn/[ngày truy cập: ngày 05 tháng 10 năm 2013]

5. Tổng cục thống kê.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=14625

[ngày truy cập: ngày 15 tháng 09 năm 2013]

6. Trần Đoàn Lâm, Tuấn Anh, 2009. Cẩm Nang Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Và Các Văn Bản Pháp Luật Mới Dành Cho Nhà Lãnh Đạo

Doanh Nghiệp. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

7. Trương Chí Tiến, Nguyễn Văn Duyệt, 2010. Lý Thuyết – Bài Tập Quản Trị

Sản Xuất. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

8. Trần Yến Thy, 2012 Lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty cổ

phần xi măng Tây Đô. Luận văn Đại học, Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 60)