Dự báo sản lượng tiêu thụ ximăng

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 43)

4.1.1 Mô hình dự báo

Dựa vào sản lượng tiêu thụ năm 2010, năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của sản phẩm xi măng tại công ty theo từng quý, ta có thể xác định được sản lượng tiêu thụ cho sản phẩm xi măng năm 2014.

Sản Lượng (bao)

Nguồn: tổng hợp

Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ xi măng công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ năm 2010– 06/2013

Nhận xét

Qua đồ thị ta nhận thấy sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty tăng mạnh vào quý 2 và quý 4, và có sự lặp lại theo các năm nên ta có thể kết luận được sản phẩm xi măng có tính mùa vụ. Dễ dàng nhận biết được lý do tại sao sản lượng xi măng lại tăng vào quý 02 và quý 04, và giảm vào quý 01 và quý 03.

Vào quý 01 là vào dịp lễ tết, nên phần lớn các công trình hoạt động chậm vì phải sắp xếp nghỉ tết và dư âm của lễ tết thêm vào đó người dân cũng không có xu hướng xây cất vào đầu năm. Vào quý 02 do vào tháng 04,

mưa nên tiến độ xây cất giảm. Quý 04 lại tăng trở lại vì đây là tháng cuối năm, các dự án gần như phải tiến hành nhanh chóng hơn để kịp hoàn thành hay tổng kết. Bên cạnh đó các khách hàng là người dân sẽ có xu hướng sửa chữa nhà cửa đón tết. Vì vậy sản phẩm xi măng được tiêu thụ theo mùa trong năm.

4.1.2 Dự báo sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2014

Bảng 4.1: Tính chỉ số mùa vụ từng năm của sản phẩm xi măng tại cty TNHH Huỳnh Thanh Sơn.

Đơn vị tính: bao Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả Năm 2010 22.054 45.486 23.432 46.865 137.837 2011 12.246 25.258 13.012 26.023 76.539 2012 10.842 22.361 13.552 21.006 67.761 06/2013 16.018 19.577 35.595 Tổng quý 61.160 112.682 49.996 93.894 317.732 Trung bình quý 15.290 28.171 16.665 31.298 Chỉ số mùa vụ 0,67 1,23 0,73 1,37 Nguồn: tự thực hiện

Trung bình quý= Tổng quý/4

Tổng trung bình quý= ∑ Trung bình quý

Trung bình quý cả năm= Tổng trung bình quý/4

Chỉ số mùa vụ= Trung bình quý/ Trung bình quý cả năm

Bảng 4.2: Tính sản lượng không chỉ số mùa vụ từng năm của sản phẩm xi măng tại cty TNHH Huỳnh Thanh Sơn

Đơn vị tính: bao

Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

2010 32.967 36.905 32.137 34.224

2011 18.306 20.493 17.845 19.004

2012 16.207 18.142 18.586 15.340

06/2013 23.944 15.884

Nguồn: tự thực hiện

Bảng 4.3: Xác định phương trình hồi quy của sản phẩm xi măng Quý X Y X2 XY Quý 01/2010 1 32.967 1 32.967 Quý 02/ 2010 2 36.905 4 73.810 Quý 03/2010 3 32.137 9 96.410 Quý 04/2010 4 34.224 16 136.895 Quý 01/2011 5 18.306 25 91.531 Quý 02/2011 6 20.493 36 122.956 Quý 03/2011 7 17.845 49 124.915 Quý 04/2011 8 19.004 64 152.032 Quý 01/2012 9 16.207 81 145.860 Quý 02/2012 10 18.142 100 181.425 Quý 03/2012 11 18.586 121 204.450 Quý 04/2012 12 15.340 144 184.080 Quý 01/2013 13 23.944 169 311.271 Quý 02/2013 14 15.884 196 222.373 Tổng 105 319.983 1.015 2.080.975 Nguồn: tự thực hiện

Ta có phương trình hồi quy tuyến tính Y = aX + b Trong đó:          2 2 x n y x - xy n a x (4.1)    2 2 2          x x n xy x y x b (4.2)

Từ công thức trên ta tính được: a = -1.401,76 b = 33.369,14

Thiết lập phương trình hồi quy ta có: Y= -1.401,76*X+ 33.369,14

Dự báo 6 quý tới (X) Dự báo phi mùa vụ (Y)

15 12.343 16 10.941 17 9.539 18 8.137 19 6.736 20 5.334

Bảng 4.4: Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: bao Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ Dự báo mùa

vụ hóa Quý 03/2013 0,73 12.343 9.000 Quý 04/2013 1,37 10.941 14.982 Quý 01/2014 0,67 9.539 6.381 Quý 02/2014 1,23 8.137 10.030 Quý 03/2014 0,73 6.736 4.911 Quý 04/2014 1,37 5.334 7.304 Nguồn: tự thực hiện

Dự báo mùa vụ hóa = Dự báo phi mùa vụ* chỉ số mùa vụ

4.2 DỰ BÁO CHI PHÍ NĂM 20144.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp 4.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp

Dựa vào định mức chi phí nhân công trực tiếp và sản lượng tiêu thụ kế hoạch, em lập được bảng kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn. Bảng kế hoạch nhân công trực tiếp trình bày các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương… Bảng 4.5: Bảng kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho sản phảm xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Lượng tiêu thụ kế

hoạch Bao 6.381 10.030 4.911 7.304

Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Nghìn đồng/bao 4,82 4,82 4,82 4,82 Tổng chi phí nhân công trực tiếp Nghìn đồng 30.756 48.345 23.671 35.205 Nguồn: tự thực hiện

4.2.2 Chi phí sản xuất chung

Bảng kế hoạch chi phí sản xuất chung được lập dựa trên bảng định mức chi phí tiêu chuẩn, trình bày Chi phí phục vụ kinh doanh chung phát sinh ở xưởng, bộ phận, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng.

Chi phí sản xuất chung được chia thành 2 loại: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:

- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên mức trung bình trong các điều kiện bình thường; như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…

- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Bảng 4.6: Bảng kế hoạch chi phí sản xuất chung cho sản phảm xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Tổng chi phí khả biến Nghìn đồng 6.572 10.331 5.058 7.523 Sản lượng tiêu thụ dự kiến Bao 6.381 10.030 4.911 7.304 Biến phí Nghìn đồng/bao 1,03 1,03 1,03 1,03 Chi phí bất biến (chi phí tu sửa nhà xưởng) Nghìn đồng 1.375 1.375 1.375 1.375 Tổng chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt Nghìn đồng 7.947 11.706 6.433 8.898 Nguồn: tự thực hiện

4.2.3 Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí quản lý doanh nghiệp được lập dựa trên định mức chi phí quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ dựa trên sản lượng tiêu thụ.Chi

quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ,…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

Chi phí khấu hao tài sản cố định gồm: tiền thuê đất, thuế môn bài…chi phí khấu hao tài sản cố định kế hoạch trong năm 2014 là 63.271.000 đồng, được phân bổ đều cho 4 quý trong năm.

Bảng 4.7: Bảng kế hoạch chi phí quản lý kinh doanh cho sản phảm xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Chi phí quản lý doanh nghiệp Nghìn đồng 33.436 52.557 25.734 38.273 Sản lượng tiêu thụ dự kiến Bao 6.381 10.030 4.911 7.304 Biến phí chi phí quản lý doanh nghiệp Nghìn đồng/ bao 5,24 5,24 5,24 5,24 Chi phí khấu hao tài

sản cố định Nghìn đồng 16.349 16.349 16.349 16.349 Tổng chi phí quản lý kinh doanh Nghìn đồng 49.785 68.906 42.083 54.622 Nguồn: tự thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3 DỰ BÁO DOANH THU TIÊU THỤ XI MĂNG NĂM 2014

4.3.1 Phân tích tình hình tiêu thụ và giá xi măng trong nước từ 01/2010 - 06/2013 và những dự báo cho năm 2014. 01/2010 - 06/2013 và những dự báo cho năm 2014.

Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, cắt giảm đầu tư công, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng đều giảm đáng kể. Trong 8 tháng đầu năm 2012, sản lượng xi măng toàn ngành đạt 31,49 triệu tấn, bằng 57,3% so kế hoạch năm,lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 30,58 triệu tấn, bằng 55,6 % so kế hoạch năm.

Năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 đến 62 triệu tấn, trong khi đó: Nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng 47- 48 triệu tấn; Phấn đấu xuất khẩu khoảng 7 – 8 triệu tấn, tổng cộng đạt 54 - 56 triệu tấn. Và như vậy, dự kiến dư thừa khoảng 6 triệu tấn.

Nguồn: Phòng phân tích cty cổ phần chứng khoán Phương Nam

Hình 4.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng qua các năm

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình tiêu thụ xi măng có những tín hiệu khá lạc quan, tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể cả nước đã tiêu thụ 29.5 triệu tấn sản phẩm, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 22.7 triệu tấn, xuất khẩu 6.8 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa giảm 4% so với cùng kỳ tuy nhiên xuất khẩu lại tăng 21%.

Tình hình tiêu thụ trong nước khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi măng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu xi măng chủ yếu như Đài Loan, Singapore, Indonesia, Campuchia … với giá xuất khẩu từ 40-42 USD/tấn. Giá xuất khẩu này vẫn thấp hơn giá xi măng bình quân của thế giới khoảng 8-10USD/tấn.

Nguồn: Phòng phân tích cty cổ phần chứng khoán Phương Nam

Hình 4.2: Nhu cầu tiêu thụ xi măng qua các năm

Do thị trường xây dựng bắt đầu đón mùa mưa nên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng, vì vậy, giá xi măng trong nước được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong tháng 7 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn vào tháng 6.

Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khimiền Nam lại thiếu hụt.

Chi phí vận chuyển lại rất lớn, vì vậy giá xi măng ở miền Nam bao giờ cũng cao hơn giá xi măng ở Miền Bắc10 – 15%. Hiện giá bán lẻ xi măng trên thị trường tiếp tục ổn định, dao động ở mức 1,3-1,5 triệu đồng/tấn tại các tỉnh phía Bắc và từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn phía Nam.

4.3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ và giá xi măng trên thế thế giới trong năm 2013 và những dự báo năm 2014 trong năm 2013 và những dự báo năm 2014

* Nhu cầu xi măng và tình hình sản xuất xi măng thế giới

măng mới ở Sumatra và Java. Việc đầu tư sẽ tận dụng lợi thế của nền kinh tế mở rộng của đất nước này và kế hoạch của chính phủ bơm tiền vào mở rộng một mạng lưới cơ sở hạ tầng. Semen Gresik và các nhà máy sản xuất xi măng khác trong kế hoạch quốc gia đầu tư 5,3 tỷ USD trong vòng ba năm tới để thúc đẩy sản xuất. Mục đích là để sản xuất thêm 30 triệu tấn xi măng mỗi năm để đạt 90 triệu tấn vào năm 2017. Xi măng Anhui Conch của Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu xây dựng một nhà máy công suất 2.500.000 tấn ở Nam Kalimantan năm nay và đang chuẩn bị để có được đất ở Manokwari, West Papua để xây dựng một nhà máy khác.

Semen Gresik cũng có kế hoạch để xây dựng một nhà máy xi măng ở Myanmar, nơi mà ngành công nghiệp địa phương chỉ có thể đáp ứng một nửa nhu cầu trong nước. Xây dựng nhà máy mới công suất 600.000tấn/ năm vào năm 2013 và được hoàn thành sau 3 năm. Công ty Xi măng Siam City (SCCC) của Thái Lan cũng đang tìm kiếm để mở rộng đầu tư tại Myanmar, nhưng hiện nay công ty đang tiếp tục đầu tư 150 triệu USD để xây dựng một nhà máy xi măng ở Cam-pu-chia.

Lào và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư hơn 100 triệu USD để phát triển ngành công nghiệp xi măng tại Lào, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp xây dựng. Một thỏa thuận về khảo sát và thăm dò nguyên liệu cho một nhà máy xi măng với công suất 1.000.000 tấn tại Ban Khoun Ngeun, huyện Khounkham, thuộc tỉnh Khammuan đã được ký kết giữa đại diện chính phủ và công ty liên doanh trong Vietiane vào tháng tư năm 2012.

Trong hai năm qua, ngành công nghiệp xi măng tại Ấn Độ tăng trưởng nhẹ và có xu hướng hoạt động suy giảm. Trong khi nhu cầu ở phía bắc, tây, đông và miền trung Ấn Độ vẫn còn tiếp tục thì phía Nam nhu cầu xuống thấp hơn. Hai năm qua, công suất của các nhà máy tại các vùng này đã đạt 63.000.000 tấn đi vào hoạt động, trong đó 23 triệu tấn được đưa vào khu vực phía Nam. Theo thông báo, trên thực tế nhu cầu đang giảm nhẹ tỷ lệ hoạt động giảm từ 85% trong năm 2009 và 10-74% trong năm 2011- 2012. Năm 2012- 2013, nhu cầu giảm cùng với năng lực dư thừa là khả năng nhìn thấy khi tận dụng công suất hơn nữa. Tuy nhiên, Crisil nghiên cứu hy vọng Ấn Độ nhu cầu tăng trưởng gần 8% / năm vào năm 2012 - 2013. Điều này có thể được dẫn đầu do nhu cầu từ phía tây và phía đông. Dần dần tăng trưởng ở miền Nam cũng được dự đoán.

Đầu tư vào ngành công nghiệp xi măng của Trung Quốc giảm 8,3%/năm. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) báo cáo rằng trong

năm 2012 với chính sách hạn chế của chính phủ để kiềm chế dư thừa công suất của ngành công nghiệp xi măng. Hiệp hội Xi măng Trung Quốc nói rằng nước này sẽ sản xuất 1.880.000.000 tấn xi măng trong năm nay, chiếm 56% sản lượng toàn cầu.

Các vấn đề vây quanh ngành công nghiệp xi măng Pakistan năm ngoái có vẻ sẽ được tiếp tục vào năm 2012. Một công ty Pakistan sẽ được thiết lập một trạm nghiền xi măng và nhà máy đóng gói tại cảng Hambantota ở phía nam của Sri Lanka. Phía bắc bị chiến tranh tàn phá, Chính phủ sẽ có chính sách để mở lại các nhà máy xi măng tại Kankasanthurei. Sri Lanka hiện đang nhập khẩu khoảng 10 000 tấn xi măng mỗi tháng và chính phủ muốn tăng năng lực sản xuất của các nhà sản xuất xi măng địa phương để hạn chế nhập khẩu.

Tin từ Nepal là một số doanh nghiệp đã bước vào thị trường xi măng. Hiệp hội Các nhà sản xuất xi măng của Nepal (CMAN) đã nói rằng số lượng ngày càng tăng của các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất xi măng sẽ tạo bước phát triển mới quốc gia tự cung tự cấp trong sản xuất xi măng.

Năm 2012- 2016, thị trường xi măng ở Azerbaijan được dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 2,5%. Chính phủ quyết định mở rộng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô, cũng như mở rộng xây dựng dân dụng để thúc đẩy tiêu thụ xi măng. Quốc gia này dường như đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong khu vực châu Âu và được chứng minh là thị trường đầu tư xây dựng hấp dẫn. Sản xuất xi măng ở Kazakhstan bây giờ là khoảng 8 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng tới 12,6 - 13 triệu tấn trong những năm tới. Heidelberg xây dựng nhà máy mới với

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 43)