Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm ximăng tại công ty từ năm 2010–

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 28 - 31)

từ năm 2010 – tháng 6 năm 2013

Tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2013 được thể hiện như sau:

Bảng 3.3: Nhập- tồn xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ 01/01/2010 đến 06/2013

TỒN ĐẦU KỲ NHẬP TRONG KỲ

Năm MẶT

HÀNG ĐVT

Số Lượng Đơn giá

(đồng) Thành tiền Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền 2010 Xi măng Bao 30.000 33.845 1.015.350.000 109.788 35.212 3.865.859.448 2011 Xi măng Bao 1.951 35.212 68.698.690 81.132 49.593 4.023.600.370 2012 Xi măng Bao 6.544 49.593 324.538.293 62.151 46.529 2.891.834.445 06/2013 Xi măng Bao 934 46.529 43.458.245 64.468 53.228 3.431.528.491

Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2010- 06/2013

Bảng 3.4: Doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ (01/01/2010- 06/2013)

XUẤT TRONG KỲ TỒN CUỐI KỲ

Năm MẶT

HÀNG ĐVT

Số lượng Đơn giá

(đồng) Thành tiền Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền 2010 Xi măng Bao 137.837 43.977 6.061.677.046 1.951 35.212 68.698.690 2011 Xi măng Bao 76.539 66.445 5.085.692.025 6.544 49.593 324.538.293 2012 Xi măng Bao 67.761 65.499 4.438.302.811 934 46.529 43.458.245 06/2013 Xi măng Bao 35.595 61.842 2.201.280.228 29.807 53.228 1.586.578.919

Nhận xét

Doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty có nhiều biến đổi trong 3 năm và 6 tháng qua cụ thể như: Năm 2010: 6.061.677.046 đồng, năm 2011: 5.085.692.025 đồng doanh thu tiêu thụ xi măng năm 2011 giảm 975.985.021 đồng, tương ứng: 16,1%, doanh thu tiêu thụ xi măng năm 2012 lại tiếp tục đi xuống 4.438.302.811 đồng giảm so với năm 647.389.214 đồng tương ứng 12,7%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty chỉ có: 2.201.280.228 đồng. Tình hình tiêu thụ xi măng trong các năm có sự biến động ,là do nhiều yếu tố tác động, đáng kể đến là yếu tố thị trường đóng vai trò khá lớn.

Nguyên nhân gây nên sự biến động:

- Năm 2010 là năm công ty gặp nhiều thuận lợi, công ty mở rộng địa

bàn kinh doanh bằng cách mở chi nhánh tại Vị Thanh và nhận được hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng cho cty cổ phần mía đường Cần Thơ chi nhánh Vị Thanh, cũng trong thời gian đó công ty đã kí được hợp đồng cung cấp một số lượng lớn xi măng cho công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 Hậu Giang với 2 hợp đồng lớn đó đã mang lại cho công ty một nguồn thu lớn.

- Vào cuối năm 2010 đã xảy ra hiện tượng “ sốt ảo” xi măng, nên mặt hàng xi măng ở công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng thu được rất nhiều lợi nhuận. Tuy lượng tiêu thụ tăng mạnh nhưng vấn đề sản xuất thừa vẫn xảy ra cụ gần: 53,2 triệu tấn trong khi đó lượng tiêu thụ chỉ khoảng: 50,2 triệu tấn năm 2010 Việt Nam sản xuất.

- Tiếp nối vấn đề sản xuất thừa năm 2010 vào năm 2011 giá xi măng tăng khá cao, do các nguyên liệu đầu vào tăng giá, chi phí nguyên vật liệu , vận chuyển… tăng cao, kéo theo giá xi măng tăng vọt, dẫn đến tình trạng tiêu thụ xi măng không mấy khả quan, giá xi măng ở công ty từ khoảng 44.000 đồng/bao, tăng lên gần 67.000 đồng/ bao. Số lượng tiêu thụ xi măng ở công ty giảm rõ rệt so với năm 2010.

- Năm 2012 công ty vẫn chịu chung số phận với toàn ngành xi măng Việt Nam, sản lượng tiêu thụ lại tiếp tục sụt giảm dù giá xi măng không tăng (cung vượt cầu gần 10 tấn, nên mặc dù nguyên vật liệu đầu vào như: xăng, dầu tăng giá, nhưng giá xi măng vẫn không tăng). Tình hình lạm phát năm 2012 khá cao, các chính sách siết chặt tín dụng ở mức thấp vẫn chưa được giải quyết, nên thị trường bất động sản vẫn không thể chuyển mình, do đó ngành sản xuất và tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn.

xi măng đã có nhiều khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2013. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan điển hình là tình hình cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trong địa bàn gia tăng nhanh chóng, sự cạnh tranh về giá cả giữa các công ty, doanh nghiệp…dẫn đến tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty vẫn ở mức thấp so với 6 tháng đầu năm 2012.

=> Nhìn chung tình hình tiêu thụ xi măng trong 3 năm 6 tháng vừa qua của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu tiêu thụ liên tục giảm mạnh, nguyên nhân gây ra sự suy giảm là do: thị trường bất động sản trong 3 năm vừa qua gần như đóng băng, giá cả hàng hóa tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh….Dù thị trường đã có nhiều chuyển biến, nhưng công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06/2013

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn huỳnh thanh sơn năm 2014 (Trang 28 - 31)