Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam vinh trồng tại huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

trưởng, phân bón qua lá và phân hữu cơ vi sinh đến sự rụng hoa, rụng quả, năng suất và chất lượng quả cam Vinh

2.5.2.1. Cách thức bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất của hộ nông dân. Các cây chọn làm thí nghiệm có độ tuổi là 5 năm sau trồng, đã cho quả ổn định, đồng

đều về sức sinh trưởng, chế độ chăm sóc và hình thức nhân giống. Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ đậu hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng cam Vinh

* Thí nghiệm này được tiến hành với 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 5 cây, các chếđộ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại là như nhau

- Công thức 1: Không phun (đối chứng). - Công thức 2: Phun phân bón lá Kali - Bo - Công thức 3: Phun phân bón lá Đầu trâu 502 - Công thức 4: Phun phân bón lá MĐ 201.

* Cách phun

- Mỗi công thức phun 3 lần: Lần 1 vào thời kỳ hình thành hoa, lần 2 vào thời kỳ hoa nở rộ, lần 3 khi quả đậu được 30 ngày => phun vào ngày

đẹp trời không mưa, nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ

lệđậu hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng cam Vinh

* Thí nghiệm này được tiến hành với 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 5 cây, các chế độ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại là như nhau.

- Công thức 1: Không phun (đối chứng) - Công thức 2: Phun kích thích tố ABA

- Công thức 3: Phun tăng trưởng AC ROOT GA3. - Công thức 4: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nông.

* Cách phun

- Phun ướt đều tán cây vào lúc trời râm mát.

- Mỗi công thức phun 3 lần: Lần 1 vào thời kỳ hình thành hoa, lần 2 vào thời kỳ hoa nở rộ, lần 3 khi quả đậu được 30 ngày => phun vào ngày

đẹp trời không mưa, nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến tỷ

lệđậu hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng cam Vinh.

* Thí nghiệm này được tiến hành với 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 5 cây, các chế độ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại là như nhau.

- Công thức 1: Không bón (đối chứng).

- Công thức 2: Bón phân hữu cơ vi sinh Yên Phú - Công thức 3: Bón phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm - Công thức 4: Bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh - Thời kỳ bón:

+ Sau khi thu hoạch quả

+ Trước khi ra hoa, đậu quả. + Bón nuôi quả sau khi đậu quả.

- Lượng phân bón: 10 kg/gốc.

* Cách bón: Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25 - 30cm), trộn và rải

đều phân quanh rãnh, lấp đất kín.

2.5.2.2. Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệđậu hoa.

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa, đậu quả. Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện + Thời kỳ nở hoa tập trung. Khi có 25-75% hoa nở

+ Thời kỳ tàn hoa. Khi có >80% hoa rụng cánh + Tổng số hoa theo dõi ban đầu/cành (hoa/cành) + Số quảđậu sau tắt hoa/cành (quả/cành)

+ Tỷ lệ hoa đậu quả.

- Tỷ lệđậu quả và động thái rụng quả.

Tổng số hoa đậu

Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100 Tổng số hoa cái và hoa lưỡng tính

+ Động thái rụng hoa, rụng quả và tỷ lệ đậu quả. Đếm số quả đậu sau khi tàn hoa 15 ngày và đếm cho đến lúc thu hoạch (cứ 30 ngày đếm 1 lần) Số quả đến khi thu hoạch

+ Tỷ lệ đậu quảđến thu hoạch (%) = x 100 Tổng số quả hình thành

+ Thời kỳ chín. Được tính khi có >20% số quả chín - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số lượng quả/cây: Đếm toàn bộ số quả của cây theo dõi, tính TB. + Khối lượng trung bình quả (g/quả): Cân mỗi cây 30 quả, tính TB. + Đo đường kính, chiều cao quả (cm), dung lượng mẫu đo đếm 30 quả/lần nhắc lại. Dùng thước Panmer đo đường kính, chiều cao quả, định kỳ

30 ngày theo dõi 1 lần.

KL 1 quả (g) x số quả/cây x số cây/ha Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

1.000.000

Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số quả/cây của các cây theo dõi, tính trung bình.

- Theo dõi thành phần cơ giới quả cam: + Tỷ lệ phần ăn được (múi): %

+ Tỷ lệ phần không ăn được (vỏ + hạt): % - Các chỉ tiêu về chất lượng quả:

+ Hàm lượng chất khô (%) được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.

+ Đường tổng số (%) được xác định theo phương pháp Bertrand. + Vitamin C, (mg/100g) xác định theo phương pháp tilman + Axit tổng số (%)

+ Độ Brix (%), đo bằng Brix kế cầm tay

+ Số hạt/quả: Đếm hạt mỗi công thức của 30 quả, tính trung bình. - Đánh giá hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam vinh trồng tại huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)