Chọn vườn cam trồng tập trung có độ tuổi từ 5-6 năm sau trồng, trong vườn chọn 15 cây, đồng đều về sinh trưởng, phát triển, cùng hình thức nhân giống và chế độ chăm sóc. Bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, chia làm 3 lần nhắc lại (mỗi lần nhắc lại 5 cây), theo dõi các chỉ tiêu sau:
* Đặc điểm sinh trưởng bộ tán cây:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây, đo toàn bộ số cây theo dõi vào thời điểm tháng 11-12.
- Đường kính tán (cm): Đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo hướng Đông-Tây-Nam-Bắc, nếu cây không đồng đều thì đo 3-4 lần sau đó lấy giá trị trung bình.
- Khả năng phân cành: Đếm toàn bộ số cành cấp I, cấp II trên toàn bộ
số cây thí nghiệm.
+ Kích thước lá (cm): Đo chiều dài, chiều rộng lá. + Chiều dài đường kính cuống lá: (cm).
- Đặc điểm hình thái quả: khối lượng, mầu sắc, hình dạng quả
+ Hình dạng và bề mặt vỏ quả
+ Mầu sắc vỏ quả: Vàng, xanh, khác.
+ Mầu sắc ruột quả: Vàng, vàng nhạt, khác.
+ Độ mịn của thịt quả/tép, múi: mịn, mọng nước, cứng, hơi khô. + Vị quả: Ngọt, hơi chua, ngọt đậm, ngọt nhạt.
+ Mùi thơm: Có mùi thơm mạnh, thơm trung bình, thơm yếu hoặc không có mùi thơm.
* Đặc điểm sinh trưởng cành:
- Theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của các đợt lộc (xuân, hè, thu,
đông), khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc và ghi rõ ngày, tháng ra lộc, đếm số
lượng mỗi đợt lộc (số lộc/cành).
- Thời gian sinh trưởng từ khi nhú lộc đến khi trở thành cành thuần thục (ngày): Trên cành thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 2 lộc ở mức độ trung bình/1
đợt lộc, 15 ngày 1 lần đo chiều dài của lộc. Đo đến khi chiều dài lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đã ngừng sinh trưởng về chiều dài. Lộc được coi là cành thuần thục khi không còn tăng về chiều dài và các lá non mầu nõn chuối chuyển sang mầu xanh đậm.
- Thời gian bắt đầu ra lộc: Được tính từ khi có 5% số cành/cây bật lộc, tính thời gian (ngày) xuất hiện lộc.
- Thời gian lộc ra rộ: Được tính khi 50% số cành/cây bật lộc, tính thời gian (ngày) rộ lộc.
- Thời gian kết thúc ra lộc: Được tính khi trên 80% số lộc trên cây thành thục, tính thời gian (ngày) kết thúc ra lộc.
- Số lộc/cành: Định cành theo dõi (theo dõi 30 cành/3 lần nhắc lại, các cành theo dõi phân đều về các hướng quanh tán), đếm tất cả số lộc có trên cành theo dõi, đánh dấu và ghi cụ thể thời gian.
- Chiều dài cành lộc (cm): Đo bằng thước, đo từ gốc cành đến mút cành. - Đường kính lộc (cm): Đo bằng thước kẹp palme, đo cách gốc cành 1 cm khi cành lộc đã thành thục
- Đếm số lá/cành lộc.
- Xác định tỷ lệ % cành của các đợt lộc. * Các đặc điểm ra hoa, đậu quả
- Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả. Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện - Thời kỳ nở hoa tập trung. Khi có 25-75% hoa nở
- Thời kỳ tàn hoa. Khi có >80% hoa rụng cánh
- Theo dõi tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số hoa đậu x 100/Tổng số hoa cái và hoa lưỡng tính
- Động thái rụng hoa, rụng quả và tỷ lệ đậu quả. Đếm số quả đậu sau khi tàn hoa 15 ngày và đếm cho đến lúc thu hoạch (cứ 30 ngày đếm 1 lần)
Tỷ lệ đậu quả đến thu hoạch (%) = Số quả đến khi thu hoạch x 100/ Tổng số quả hình thành
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
+ Số lượng quả/cây: Đếm toàn bộ số quả của cây theo dõi, tính TB. + Khối lượng trung bình quả (g/quả): Cân mỗi cây 10 quả, tính TB. Mỗi công thức đánh giá trên 5 cây.
+ Đo đường kính, chiều cao quả (cm), dung lượng mẫu đo đếm 30 quả/lần nhắc lại. Dùng thước Panmer đo đường kính, chiều cao quả, định kỳ
20 ngày theo dõi 1 lần.
+ Tính năng suất (kg quả/cây):
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = KL 1 quả (g) x (số quả/cây) x (số
cây/ha)/1.000.000
Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số quả/cây của các cây theo dõi, tính trung bình.
- Hàm lượng chất khô (%) được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.
- Đường tổng số (%) được xác định theo phương pháp Bertrand. - Vitamin C, (mg/100g) xác định theo phương pháp tilman - Axit tổng số (%)
- Độ Brix (%), đo bằng Brix kế cầm tay
- Số hạt/quả: đếm số hạt/quả trên 30 quả của cả 3 công thức theo dõi + Cảm quan: Rất ngon, ngon, trung bình.