+ Rễ
a. Sự phân bố của rễ: Tùy thuộc vào cây giống ban đầu trồng bằng hạt, cây ghép hay chiết mà rễ phân bố khác nhau. Trồng bằng hạt rễ chính ăn sâu hơn so với trồng bằng cành chiết. Ngoài ra, sự phân bố của rễ còn quyết định bởi tuổi cây, tầng canh tác sâu hay cạn, mực nước ngầm cao hay thấp và điều kiện chăm sóc. Đặc biệt là tầng canh tác có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của rễ. Nơi đất thịt xốp, độ màu mỡ cao, không bị đọng nước, mực nước ngầm cao nên rễ thường ăn sâu, trái lại đất sét nặng, bị đọng nước, mực nước ngầm cao hoặc đất đồi nhiều đá phát triển trên tầng mặt thỡ rễ ăn cạn hơn. Kết quả khảo sát cho thấy rễ cam quýt là loại rễ ăn cạn phát triển gần tầng đất mặt.
Bảng 1.3: Sự phân bố của bộ rễ cam sành theo phương pháp nhân giống PP nhân giống Tầng đất Bộ rễ cây chiết cành (%) Bộ rễ gốc ghép (%) 0 – 10 cm 27,40 17,95 10 – 20 cm 28,39 29,60 20 – 30 cm 15,20 41,10 30 – 40 cm 9,02 14,79 ( Trần Thế Tục, 1990)[22]
Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn bộ rễ cam quýt tập trung trong khoảng 10 – 30 cm kể từ lớp đất mặt.
b. Sinh trưởng của bộ rễ: Quan sát hoạt động của rễ Quýt giống chín sớm địa phương trên 20 năm tuổi, cho thấy trong năm rễ có 3 lần sinh trưởng phát triển và có 3 cao điểm, rễ mọc xen kẽ với bộ phận trên không (cành, mầm). Mùa xuân rễ thường phát triển ít, lần thứ nhất trước lúc bắt đầu ra đợt lộc hè, lần thứ hai thường sau đợt lộc hè, lần thứ ba sau khi đợt lộc thu ngừng sinh trưởng và trái thuần thục.
Có thể nói rằng hoạt động của rễ bị ức chế do các bộ phận trên của cây chi phối. Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra lộc và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều. Lần thứ 2 giữa đợt lộc hè và lộc thu nên số lượng rễ phát triễn ít. Lần thứ ba sau khi trái và hạt đã phát dục xong, hàm lượng chất hòa tan trong quả rất cao dần dần chuyển hóa thành đường, nên rễ ít bị ức chế, số lượng rễ lúc này có tăng nhiều hơn lần thứ hai. Hiện tượng mọc xen trên đứng về mặt sinh lý, đây là sự cân bằng về dinh dưỡng phản ánh trong chiều hướng sinh trưởng các bộ phận của cây.
Rễ cây có múi không có tầng lông hút, có nấm cộng sinh làm nhiệm vụ
thay cho lông hút. Trên các tế bào biểu bì của rễ non có những loại nấm sống trong đất phát triển bao bọc lên cả những khoảng trống giữa tế bào, nấm lấy
dinh dưỡng là các hợp chất đường bột của tế bào rễ, ngược lại cung cấp lại cho rễ chất khoáng và chất kích thích đễ phát triển.
+ Thân, cành
a. Hình thái : Cành cam quýt khi còn non, có lớp biểu bì xanh chứa diệp lục và khí khổng nên có thể tiến hành quang hợp được như lá. Cành lúc
đầu có cạnh, khi các tế bào phát triển dần bề ngang và bề dài làm cho cành mất dần cạnh và tròn dần, cùng với mộc thêm hóa diệp lục tố trên cành mất dần.
b. Sinh trưởng cành : Trong năm có nhiều đợt phát triển cành, căn cứ
vào thời gian ra cành người ta chia làm 4 loại cành: cành xuân, cành hè, cành mùa thu và cành mùa đông.
Cành mùa xuân là cành quan trọng nhất, thường chiếm số lượng lớn trong tổng số cành ra trong năm, cành mùa hè phát triển trong điều kiện nhiệt
độ cao, có mưa nên cành phát triển rất mạnh, cành mùa thu phát triển vào mùa thu. Ngoài ra ở những vùng có nhiệt độ ấm còn ra cành mùa đông, nhưng số
lượng cành mùa đông thường không nhiều. Thời vụ những đợt ra cành như sau: - Cành mùa xuân tháng 2 – 3
- Cành mùa hè tháng 4 - 6 - Cành mùa thu tháng 8 – 9 - Cành mùa đông tháng 11 – 12
c. Đặc tính của cành: Khi căn cứ vào nhiệm vụ, cành được phân làm các loại, cành mang trái (cành quả), cành mẹ, cành vượt và cành dinh duỡng
+ Lá
Lá cam quýt làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây ngoài ra lá còn giữ nhiệm vụ hô hấp và dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá thuộc loại lá đơn, luôn xanh, hàng năm không rụng, trừ những loại trong chi Poncitrus thuộc loại lá kép có ba lá chét. Lá mọc xen trên, khoảng cách tùy thuộc giống có thể thưa như cam hoặc khít hơn như quýt. Lá cam quýt có đặc tính biến thái ở gần cuống tạo thành eo lá, đây là một đặc
điểm để phân loại.
Trong năm có nhiều đợt ra lá, sự ra lá có quan hệ mật thiết với những
đợt ra đọt cành do đó thường có 4 lần ra lá. Lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông. Lá mùa xuân có số lượng nhiều nhất, như đối với Citrus Ponensis Tanaka lá mùa xuân chiếm 62%, lá mùa hè 23,4%, lá mùa thu 9,8% và lá mùa đông 4,8%. Lá mùa xuân thường dài và hẹp, răng hơi gợn hoặc không răng, màu xanh đậm, lá mùa hè và thu thì ngắn và rộng, răng cưa nổi, màu hơi nhạt. Tỷ lệ giữa lá, thân cành và rễ thay đổi tùy theo giống.
+ Hoa
Cam quýt có 2 loại hoa, hoa đủ và hoa dị hình. Hoa đủ cánh dài màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc. Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn, số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa. Bầu nhụy thường có 10 - 14 ô (múi), hoa có mùi thơm hấp dẫn. Quả có 8 - 14 múi và có thể có từ 0 - 20 hạt. Cam quýt đậu quả nhờ thụ phấn chéo hoặc tự thụ. Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoặc cánh hoa ngắn, thường số lượng rất ít. Hạt cam quýt phần lớn là đa phôi (0 - 13 phôi); chỉ riêng bưởi và các giống lai của chúng là đơn phôi.
Cây họ cam quýt thường ra hoa đồng thời với cành non và ra tập chung, số lượng hoa rất nhiều. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền, đặc
điểm sinh lý của cây và điều kiện ngoại cảnh. Cần chọn cây khoẻ, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tăng cường phân hữu cơ, giảm tối đa lượng phân bón vô cơ và thuốc hoá học... để tăng tỷ lệ đậu quả và cho sản phẩm trái cây sạch, an toàn, đáp
ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát dục của quả cam quýt. Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh trưởng bình thường, phẩm chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh, chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm (tuổi thọ lá dài).
+ Hiện tượng rụng quả
Trong đời sống của cây trồng thường xảy ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả, đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của cây, do quá trình hình thành tầng rời ở cuống. Sự rụng quả là sự thích ứng của cây khi thiếu dinh dưỡng, nước và hoocmon cho sự sinh trưởng của chúng, buộc chúng phải rụng
đi một lượng nhất định các quả non, để tập trung dinh dưỡng và hoocmon cho những quả khác. Sự rụng quả thường mạnh mẽ vào lúc phôi sinh trưởng nhanh và lúc phình to của quả. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do 2 yếu tốđó là yếu tố môi trường và yếu tố nội tại.
* Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự rụng
Các nghiên cứu về môi trường ảnh hưởng đến sự rụng các bộ phận của cây như: Lá, hoa, quả đã được quan tâm từ lâu. Trong điều kiện ẩm sẽ làm cho cây giữ lá tốt hơn nơi khô hạn. Nói chung đất bạc màu lá rụng sớm hơn hoặc cây già lá rụng sớm hơn cây non.
Theo Lockhart, J.A(1960) [34], cho rằng ánh sáng liên quan đến sự rụng theo nhiều cách khác nhau. Khi cây thiếu ánh sáng sẽ hình thành tầng rời ở
cuống lá, hoa, quả.
Theo Reuther W Smith PE(1973) [32], thì hạn cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự rụng. Khi bị hạn các bộ phận của cây sẽ bị rụng vì hạn liên quan đến sự thoái hóa của lá, tuy nhiên nếu thừa nước cũng thúc đẩy sự
rụng ở cây.
Theo Trần Thế Tục (1990) [22], cho rằng rụng quả là do hạn hán, khi mưa đột ngột làm cho tốc độ lớn của quả mạnh hơn so với vá quả do đó làm cho quả nứt và quả bị rụng.
Vai trò của etylen ảnh hưởng đến quả trình rụng đã được xác nhận. Hiện nay do không khí bị ô nhiễm, hàm lượng etylen tăng làm tăng sự rụng hoa, rụng quả trên cây. Ngoài ra khí NH3 cũng là một trong những nhân tố điển hình cảm ứng sự rụng của cây.
Theo Swingle, W. T and Reece (1967) [35], hàm lượng khí cacbonic (CO2) trong không khí cũng ảnh hưởng đến sự rụng. Thông thường CO2 có tác động ngăn cản sự rụng nhưng trong một số thực nghiệm nó lại có tác dụng như một chất cảm ứng rụng.
Ngoài ra theo Addicott (1965) [27] sự thiếu hụt một số chất như: N, Zn, Ca, S, Mg, Bo, Fe sẽ kích thích sự rụng. Tuy nhiên khi quá dư thừa các chất trên cũng có thể gây ra sự rụng, đặc biệt là sự dư thừa Zn, Fe, Cl, nhất là khi phun lên lá sẽ làm cho quá trình rụng tăng nhanh.
Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự (2000) [20] khi chúng ta đã hiểu được bản chất của sự rụng chúng ta có thể điều chỉnh sự rụng các cơ quan có lợi cho sản xuất. Muốn kìm hãm sự rụng thì người ta thường phun các hợp chất chứa auxin, hoặc gibberellin cho lá hoặc hoa, quả non đồng thời kết hợp với việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi .
* Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến sự rụng
Như chúng ta đã biết quá trình quang hợp giúp cây tích lũy chất khô về
các sản phẩm thu hoạch, cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và cấu tạo thành tế
bào, làm cho thành tế bào vững chắc và ngăn cản sự rụng.
Hiệu quả của quang chu kỳ đến quá trình rụng có liên quan đến các phytocrom, qua phytocrom tác động đến quá trình tổng hợp các hoocmon. Theo Nitsch (1963) [32] dưới điều kiện ngày dài thì auxin và Gibberellin
được tổng hợp nhiều hơn axit abxixic, tổ hợp các chất này làm tăng sinh trưởng và chống lại sự rụng. Trong điều kiện ngày ngắn thì cân bằng này theo hướng làm tăng sự rụng.
Các yếu tố nội tại đều được sản sinh nhờ tác động của yếu tố môi trường, ví dụ nhiệt độ gây ra sự rụng là do nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và các quá trình tổng hợp các enzyme. Vì vậy việc tạo mọi điều
kiện thuận lợi để cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt là việc làm cần thiết có tác dụng ngăn cản quá trình rụng của cây.
+ Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cam quýt
Cam quýt là cây ăn trái lâu năm, có tuổi thọ và chu kỳ kinh tế dài. Để
tiện cho việc quản lý và chăm sóc vườn cây qua từng giai đoạn khác nhau. Người ta chia sự phát triển của vườn cây ra thành những giai đoạn như sau:
* Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Là giai đoạn sau khi trồng đến lúc cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Thời kỳ này dài khoảng 3 năm. Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng. Cây phát triển thân cành liên tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khác, số lượng cành nhiều trong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh. Do đó tán cây phát triển rất nhanh.
Đây là giai đoạn căn bản để hình thành khung tán cây, là cơ sở để cây cho năng suất cao về sau. Do đó, cây cần được chăm sóc tốt để phát triển tối đa rễ, thân, cành khỏe mạnh, vững chắc. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong giai đoạn này như sau:
- Bón đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. - Bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp (ở những vùng có độ pH thấp), làm cá, xới xáo vùng gần rễ cho đất tơi xốp, giúp hệ thống rễ phát triển tối đa.
- Tạo tán tỉa cành giúp cho cây có thân tán to, kháe mạnh, cành phân bố
hợp lý, nhận đủ ánh sáng.
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Ngoài ra, còn lưu ý đến hiện tượng ra trái sớm, những cây ra trái sớm cần tiến hành lặt bỏ hoa trái để ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
* Thời kỳ đầu kinh doanh
Từ khi cây bắt đầu cho trái đến khi cây ra trái toàn cây. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn rất mạnh, cành ra vẫn còn nhiều, tuy nhiên số lần ra trong năm giảm 3 – 4 lần /năm, số lượng cành ra ít hơn, cành ngắn và lá ít hơn. Bộ rễ trong giai đoạn này phát triển rất khác. Số
cành ra trái tăng dần cho đến khi toàn cây ra trái. Trong thời kỳ này có thể
xuất hiện các vấn đề sau:
- Sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ: Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ cũng ở giai đoạn phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi quả, rễ
phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ. Dẫn đến rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây tạo nên sự mất cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thân cành lá và trái và sự cung cấp từ rễ. Do đó, cần áp dụng những biện pháp để giúp hệ
thống rễ phát triển tốt như bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp, kết hợp xới xáo ngoài tán, bón phân hữu cơ giữ mực nước trong vườn, tủ gốc trong mùa nắng để giữđộẩm đất.
- Mất cân đối giữa sinh trưỡng dinh dưỡng và ra hoa: Khi bắt đầu vào thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn mạnh, có thể cây chậm ra hoa cho trái hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, có khuynh hướng ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán lá của cây.
Những trường hợp trên phải tiến hành cắt tỉa khống chế những cành dinh dưỡng, mở tán thông thoáng để cây nhận đầy đủ ánh sáng giúp cây phân hoa mầm hoa tốt hơn. Đối với cây ra nhiều hoa thì cắt tỉa bá bớt để thúc đẩy sinh trưởng cành lá.
* Thời kỳ khai thác: Là giai đoạn từ khi cây ra hoa toàn cây đến lúc cho năng suất cao nhất, đây là thời kỳ có ý nghĩa kinh tế nhất của vườn nên thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế của vườn càng cao, nó phụ thuộc vào các yếu tố quản lý và chăm sóc, thời kỳ khai thác của vườn có thể lên đến 40 – 50 năm. Đặc biệt thời kỳ này cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhá, ngắn, ít lá chủ yếu là cành mang trái. Số lần ra cành trong năm ít từ 1 – 2 lần. Trong thời kỳ này thường xuất hiện những trường hợp sau:
- Cây giao tán và mau già cỗi
- Hiện tượng sản lượng không ổn định
Nguyên nhân là do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho hoa trái. Cành lá ra quá nhiều làm cây giao tán rậm rạp, quang hợp không hiệu quả. Chất hữu cơ tạo ra không đủ dự
trữ để tiến hành phân hóa mầm hoa, thúc đẩy cây ra hoa, dinh dưỡng không
đủđể cung cấp cho hoa phát triển cung như để nuôi trái sau khi đậu.