Mục tiêu và nội dung đào tạo con người của Nho giáo

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 33)

Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo là xây dựng những mẫu người lý tưởng của xã hội đó là kẻ sĩ, kẻ trượng phu, người quân tử.

Kẻ sĩ

Người đi học nho là kẻ sĩ. Con đường vào đời của kẻ sĩ là phải học. Học giỏi thì đi thi, thi đậu thì làm quan không phải học chỉ để biết.

Khổng Tử là người rất chú trọng đến việc học tập . Ông nói rằng muốn xứng đáng là kẻ trị dân trước hết phải tu thân ,muốn tu thân thì phải học.

Con đường vào đời của kẻ sĩ trước hết phải học. Học ở đây là học đạo học cách làm người, học để trở thành người nhân đức. Kẻ sĩ là người luôn luôn trau dồi đức hạnh, bỏ lợi mà làm điều nghĩa, dám sông pha trước nguy nan để cứu người.

Mạnh Tử cũng nói kẻ sĩ phải luôn giữ lấy nghĩa, làm tròn bổn phận của mình.Trong mọi cử chỉ hành đọng của mình phải biết sĩ hỗ đặng tránh những việc trái lễ nghĩa. Khi đi xứ đến các nước khác đừng làm nhục cái mạng lệnh nhà vua giao phó cho mình như vậy có thể gọi là kẻ sĩ. Kẻ sĩ với bạn bè phải tha thiết hết tình, với anh em thì giữ niềm hoà duyệt.

Nho giáo chia kẻ sĩ ra làm nhiều hạng. Khổng Tử chia làm bốn hạng là:

- Hạng thứ nhất: Trong mọi cử chỉ hành động của mình phải biết hổ thẹn trước những hành vi xấu của mình, đi khắp nơi đùng làm nhục cái mạng lệnh của vua.

- Hạng thứ hai: Họ hàng khắp xóm đều khen là lễ nghĩa

- Hạng thứ ba: Lời nói quả quyết, hơi cố chấp hẹp hòi nhưng chấp nhận được - Hạng thứ tư: Độ lượng nhỏ nhen không đáng nói tới

Còn Tuân Tử cho rằng kẻ sĩ có năm hạng: kẻ thông sĩ, kẻ công sĩ, kẻ trục sĩ, kẻ xác sĩ và kẻ tiểu nhân.

Kẻ đại trượng phu

Là những con người bất khuất, cứng rắn, là một trong những mục tiêu đào tạo con người thiết thực phục vụ cho giai cấp thống trị. Khổng Tử chưa bàn nhiều đến kẻ trượng phu song cũng đã nêu lên tính cách về con người này. Khổng Tử nói đến người dũng thì có đủ, có sức lực, gan dạ đối phó với nghịch cảnh nên chẳng sợ bậy.

Mạnh Tử nêu lên người đại trượng phu với những tính cách cao thượng đó là làm theo điều nhân điều lễ điều nghĩa. Đó là chỗ ở rộng nhất, chỗ đáng đứng nhất con đường sáng nhất trong thiên hạ. Dù bất kì hoàn cảnh nào cũng tu thân, làm điều thiện không lùi bước trước uy lực tiền tài nghèo khó.

Tuân Tử đề cao đức tháo của người trượng phu. Con người hiên ngang sống như thế, chết như thế vẫn giữ khí tiết giữ lòng trung trước quân thù. Nói về dũng Tuân Tử nêu lên ba loại dũng là thượng dũng, trung dũng, hạ dũng.

Nói về người trượng phu, các nhà nho tuy có cách nói khác nhau song mục tiêu chung là xây dựng con người kiên cường bất khuất.

Mẫu người cao quý lý tưởng mà các nhà nho đều tập trung xây dựng đó là người quân tử.

Người quân tử

Có thể nói đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử. Mục tiêu giáo dục con người của Nho giáo là đào tạo con người có đức nhân mà người quân tử là mẫu người lý tưởng nhất, cao quý nhất của xã hội phong kiến. Quân tử vố có hai nghĩa là “quân tử cầm quyền “ và “nho quân tử”. Quân tử cầm quyền là người làm chính trị làm quan có địa vị tôn quý không làm việc nhỏ nhặt chỉ làm việc lớn.

Nho quân tử là người học rộng mà có khí tiết, người học đạo thánh hiền mà ăn ở theo bậc thánh hiền. Người quân tử có thể làm quan hay không làm quan nhưng phải là người ham mê học tập, học rộng hiểu sâu đạo thánh hiền, có phẩm chất tôn quý trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bât kì tàng lớp giai cấp nào.

Người quân tử trước hết phải là người ham mê học đạo hơn cả sự sống của mình, có học đạo mới hiểu được đạo thánh hiền mới trở thành người đức nhân. Đối với người quân tử học đạo quan trọng song quan trọng hơn hết là hành đạo tu thân sửa mình.

Như vậy người quân tử là người hoàn thiện hoàn mỹ và chỉ có phẩm chất cao quý mới là người quân tử. Người quân tử trước hết phải có nhân là người quân tử trong ý nghĩ lời nói việc làm trong bất kì đâu trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không xa rời điều nhân

Quân tử là người trọng nghĩa luôn hành động theo đúng đạo lý làm người. Nghĩa là tiêu chuẩn quan trọng của người quân tử là gốc của đạo làm người.

Quân tử là người trọng lễ thì giao tiếp và hành đạo mới đúng theo đạo được. Quân tử là người giàu trí: Trí là sự nhận thức hiểu biết sâu rộng. Có trí là không bị lầm lạc, không bị mê hoặc không bị nghi lầm. Người có trí mới có thể phân biệt đúng sai, điều hay lẽ phải mới có sự cư xử và hành động đúng theo đạo người quân tử.

Quân tử là người có đứng dũng: Quân tử là mẫu người cao quý nhất của xã hội. Người quân tử không chỉ là người có nhân, nghĩa, lễ, trí mà còn có dũng. Dũng là một phẩm chất không thể thiếu được của người quân tử. Người có dũng là người có sức mạnh, gan dạ, quả cảm dám đương đầu với những khó khăn hiểm nghèo.

Mục tiêu giáo dục đào tạo của Nho giáo là xây dựng thành những con người đức nhân. Muốn có đức nhân phải có trí, song chỉ có trí vẫn chưa đầy đủ mà phải có dũng. Có dũng mới có thể hành động để thành người có nhân có nghĩa.

Quân tử có đức tín cao: Đức tín là một phẩm chất của con người quân tử. Trong mối quan hệ con người với con người, tín được thể hiện trong việc giữ lời hứa, lời giao ước, trước sau như một. Lời nói với việc làm thống nhất với nhau, từ đấy gây được niềm tin cho con người. Đức tin là một phẩm chất rất quan trọng của con người. Con người có tiền tài, địa vị, danh vọng, có cuộc sống giàu sang phú quý song không giữ được chữ tín thì người đời khinh rẻ, coi thường. Ngược lại dù trong cuộc sống nghèo khó bần hàn, song giữ được chữ tín thì người đời lại rất coi trọng.

Có thể nói đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử. Cho nên mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo là đào tạo người có đức nhân. Theo Nho gia thì người quân tử là mẫu người lý tưởng nhất, cao quý nhất của xã hội phong kiến.

Nho giáo cho là đức hạnh của người quân tử như giáo, mà đức hạnh của người dân như cỏ. Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống.

Nội dung đào tạo con người của Nho giáo

Đối tượng đào tạo của Nho giáo thì rộng nhưng nội dung đào tạo ở lĩnh vực chính trị, đạo đức mà tập trung ở “Tam Cương” và “Ngũ thường” (Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín).

Các lĩnh vực khác như các ngành khoa học tự nhiên, các kiến thức về sản xuất vật chất, kinh tế-xã hội, vui chơi giải trí đều không được chú ý.

Có làn ông Phàn Trì xin Khổng Tử dạy nghề làm ruộng, Khổng Tử đáp rằng: “Ta chẳng như lão nông phu rành việc cày cấy”. Ông Phàn Trì lại xin dạy cách trồng cây. Khổng Tử đáp rằng: “Ta chẳng như lão làm vườn quen nghề trồng trọt”. Khi Phàn Trì ra rồi Khổng Tử trách rằng: “Gã phàn Tu (Phàn Trì) chí khí nhỏ hẹp lắm thay”.

Nội dung đào tạo hạn hẹp của Nho Giáo được thể hiện qua một số tác phẩm kinh điển chỉ giới hạn trong lĩnh vực chính trị và đạo đức cụ thể với các sách sau:

Tứ thư gồm: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung Dung.

- Luận ngữ là cuốn sách của phái Tăng Tử cùng các môn đệ ghi lại các lời giảng của Khổng Tử cùng những lời đàm đạo của ông với học trò. Nội dung chủ yếu là bàn về đường lối chính trị “lấy nhân làm gốc”.

- Mạnh Tử là cuốn sách do học trò của ông ghi chép lại những lời dạy của ông đối với họ. Nội dung chủ yếu giáo dục về ngũ luân: Mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn. Về ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong đó tập trung giáo dục con người về đức nhân.

- Đại học là cuốn sách nhận thức luận bàn về mối quan hệ giữa sự học của người quân tử với thành ý (ý chí) chánh tam (lý tưởng), tu nhân (nhân cách) tề gia - trị quốc - bình thiên hạ (nhiệm vụ).

-Trung dung: cuốn sách dạy cách ứng xử của người quân tử sao cho thuận thiên, thuận địa, thuận nhân tâm.

Ngũ kinh gồm có:

-Kinh dịch: là sách giải thích bản chất thế giới từ quan điểm ngũ hành, âm dương, bát quái.

-Kinh thư: Là bộ sử biên niên tử đời vua Nghiêu đến Tần Mục Công (2350-620 TCN) ghi chép những lời dạy bảo của vua chúa.

-Kinh thi: Là bộ sưu tập truyền thuyết, ca dao, dân ca (văn học) từ thời thượng cổ đến đời vua Bình Vương nhà Chu.

-Kinh lễ: Ghi chép các lễ nghi thời trước. Gồm có chu lễ, lễ nghi, lễ kỷ, trong đó đặc biệt là chu lễ mang tính chất triết học trình bày tổ chức hành chính, chính trị, trật tự xã hội nhà Chu.

- Kinh Xuân Thu: Là bộ biên niên sử. Tư tưởng của Khổng Tử trong đó thể hiện quan điểm của ông về đường lối chính trị của các triều đại lịch sử.

Tất cả các sách trên đều được các nhà nho đã vào giảng dạy trong các trường lớp của mình. Nội dung chủ yếu của các sách cũng chỉ đề cập đến chính trị, đạo đức. Việc dạy và học của Nho giáo bắt đầu từ lục nghệ (sáu ngành) từ lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe ngựa), thư (viết), sổ (tính toán) đến đức hạnh chính trị, ngôn ngữ và văn học.

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w