Quá trình Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 43)

Đạo Nho được truyền bá vào Việt Nam không bằng con đường giao lưu văn hóa, cũng không bằng con đường tìm đến của người bản xứ mà bằng con đường xâm lược của phong kiến phương Bắc vào thế kỷ thứ II sau công nguyên (tức vào thời Tây Hán). Lúc đầu đạo Nho không được đón nhận bởi nó theo bước chân quân thù vào nước ta, về sau được truyền bá rộng rãi và phát triển mạnh mẽ.

Dưới triều lý (1010 – 1225) cùng với việc tôn sùng đạo phật đã lập văn miếu thờ Khổng Tử (1070), tổ chức thi tam giáo để chọn hiền tài, lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Đến thời nhà Lê, đạo trị nước yên dân của Nho giáo có tính xuyên suốt, chi phối mọi hoạt động chính trị xã hội và người đời đặc biệt quan tâm đến các

khái niệm “Trung”, “hiếu”, “lễ”, “nghĩa”. Thời Lê Thánh Tông (1260 – 1497) đạo Nho

đạt đến điểm cực thịnh.

Sang thế kỷ XVII – XVIII, xã hội Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều biến động về chính trị tư tưởng Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lật đổ chính quyền Tây Sơn giành quyền thống trị, lập triều Nguyễn. Để duy trì bộ máy thống trị phong kiến, nhà Nguyễn đã sử dụng Nho giáo như một công cụ đắc lực. Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo nhưng lại gặp trở ngại và sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của Thiên chúa giáo. Nho học thời kỳ này là phương tiện thể hiện lòng yêu nước, hướng nội của các nhà nho, nhưng sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và Nho học không thành công, Nho học đã đi hết một chặng đường dài lịch sử nước ta. Trên chặng đường đó, Nho giáo đã gây ảnh hưởng rất sâu đậm đến tư tưởng dân tộc Việt Nam, có lúc nó giữ vị trí độc tôn, đóng vai trò thúc đẩy, có lúc lại bất lực, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và con người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ. Dù thúc đẩy hay kìm hãm thì nó đều góp phần làm nên truyền thống tư tưởng văn hoá dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng phẩm chất người phụ nữ Việt Nam. Mặc dù, trong suốt thời kỳ phong kiến Nho giáo chiếm vị trí quan trọng trong

đời sống tinh thần, tư tưởng, nhưng chưa bao giờ Nho giáo thể hiện một cách rập khuôn, thuần tuý như trên quê hương đã sản sinh ra nó mà mang màu sắc Việt Nam đậm nét.

Bên cạnh đó, việc Nho giáo du nhập, tồn tại và ảnh hưởng đến xã hội, phụ nữ Việt Nam nằm ở chính bản thân Nho giáo, song song với những yếu tố hạn chế, tiêu cực thậm chí phản động, ngu dân thì Nho giáo vẫn có những nét thâm thúy, những giá trị tích cực. Vì vậy, nó để lại dấu ấn đậm nét trong cuộc sống, tư tưởng, văn hóa, con người Việt Nam.

Ngày nay, chúng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho sự nghiệp xây dựng đất nước, từng bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nho học không còn giữ vị trí chi phối nhưng ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của quần chúng, trong những phong tục tập quán, trong nếp nghĩ, cách làm của người dân Việt vẫn tồn tại. Cụ thể là vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng như đạo làm người, tu thân… đối với con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w