Ảnh hưởng các mối quan hệ trong xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 61 - 77)

Quan hệ trên dưới

Trong xã hội ngày nay chúng ta có thể hiểu quân thần tức là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, và mối quan hệ này phải có tình có nghĩa, cấp dưới mới nể phục và trung thành với cấp trên và cấp trên mới qúy mến cấp dưới. Cái tình cái nghĩa ở đây bao gồm những điều nhân đức như : ngay thẳng, không giả dối,nghiêm trang, cẩn thận trong công việc, thận trọng trong lời nói và mau mắn trong việc làm.

Đối với mỗi chúng ta lòng nhân ái là một phẩm chất không thể thiếu được. Đối với cấp trên - người lãnh đạo, yếu tố này lại càng có ý nghĩa. Trong một tổ chức, `khi người lãnh đạo có những mối quan hệ sâu sắc, nhân ái với mọi người thì sẽ tạo nên sự hợp tác rộng rãi của các thành viên đối với mình. Lòng nhân ái và tình yêu là một nhiệm vụ không thể thiếu được trong hoạt động quản lý. Một người lảnh đạo tốt là người có tình yêu thương, có lòng nhân ái với mọi người trong tổ chức do người đó quản lý. Tình yêu thương của người lảnh đạo không chỉ thể hiện qua lời nói nói mà còn được thể hiện qua những việc làm, những hành động cụ thể.

Trong ứng xử với cấp dưới, sự thể hiện lòng nhân ái, quan tâm của người lảnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về hoàn cảnh, chứ không mang tính tự phát. Người lảnh đạo nào hình thành thói quen ứng xử mang tính nhân ái và chân thành đối với cấp dưới thì

người đó có được tình cảm sâu sắc rộng lớn với các thành viên của tổ chức. Có thể nói, người lảnh đạo cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả tình cảm của mình để tạo nên những mối quan hệ cố hiêu quả nhất đối với các thành viên. Người lảnh đạo không nên ra lệnh cấp dưới. Cách ứng xử này làm cho cấp dưới cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ, không tự ái, thấy mình quan trọng và như vậy, họ sẽ vui vẻ hợp tác làm việc.

Muốn giáo dục đạo đức có hiệu quả, trước hết cấp trên - người lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là người đứng đầu phải luôn nêu gương về đạo đức. Trước kia Khổng tử đòi hỏi người thầy phải làm tấm gương để học trò noi theo, người cầm quyền phải thanh liêm thì mới chỉ đạo và cảm hoá được dân chúng. Ngày nay, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là người có phẩm chất trong sạch, là tấm gương cho quần chúng và cấp dưới noi theo. Biểu hiện trước hết của việc nêu gương là lời nói đi đôi với việc làm. Cấp dưới học tập, tu dưỡng, phấn đấu làm theo lời nói và việc làm của cấp trên.

Trong ứng xử với cấp dưới người lảnh đạo cần phải sử dụng những lời khen vời thái độ đúng mực. Động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh khi họ làm tốt hoặc khi làm vượt chỉ tiêu công việc, có thể ban thưởng cho họ. Phần thưởng dù không lớn nhưng được khen thưởng trước nhiều người, khiến nhân viên vui sướng và hãnh diện. Nhà quản lý có thể khen người này, biểu dương người kia, khi đó nhân viên sẽ phấn chấn làm việc hăng say hơn, năng suất làm việc sẽ tăng lên. Nếu không khích lệ tinh thần nhân viên sẽ sa sút, công việc không hiệu quả. Do vậy lãnh đạo nên thường xuyên khuyến khích nhân viên. Nên có thái độ lắng nghe nhà quản lý, hoàn thành công việc nhà quản lý giao cho một cách tốt nhất. Luôn tỏ thái độ vui vẻ và hăng say làm việc. Tóm laị, cả hai bên nên có sự tôn trọng lẫn nhau.

Theo Nho giáo thì vua - cấp trên phải có đạo đức, biết trọng dụng người hiền tài. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến xã hội ta hiện nay, tức cấp trên phải là người có năng lực, có đạo đức, làm cho cấp dưới tin tưởng. Theo đó, trong mối quan hệ với cấp dưới, đòi hỏi cấp trên phải thật sự thương yêu, coi trọng cấp dưới, phải là một tấm gương thanh liêm chính trực, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để cấp dưới học tập và phấn

đấu. Và ngược lại, cấp dưới là phải kính trọng cấp trên và thực hiện mọi mệnh lệnh đúng đắn của cấp trên giao phó.

Quan hệ thầy trò

Những quan điểm của Nho đã hình thành nên những chuẩn mực trong việc xây dựng hình ảnh người thầy. Nó trở thành tiêu chuẩn để những người làm nghề giáo phấn đấu: Người thầy trước hết phải biết yêu thương học trò, thu nhận học trò từ mọi tầng lớp không phân biệt sang hèn, đẳng cấp “hữu giáo vô loại”, nhưng cũng không vì thế mà lẫn lộn tốt, xấu. Xuất phát từ tình yêu thương học trò, người thầy nâng cao nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với trò. “Lễ” đóng vai trò quan trọng trong việc đưa “nhân” “nghĩa” vào cuộc sống hàng ngày, là toàn bộ những quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà đạo đức Nho giáo đòi hỏi mọi người phải nhất nhất tuân theo. Vậy người thầy phải là người luôn rèn luyện tác phong nhà giáo, từ ăn mặc đến cử chỉ lời nói phải luôn giữ chuẩn mực của mình. Nho giáo yêu cầu, người thầy muốn học trò nghiêm túc thì trước hết phải tự nghiêm khắc với bản thân mình, muốn truyền thụ những tri thức cho học trò thì trước hết người thầy cũng phải có tri thức uyên thâm, mà muốn được vậy, người thầy cũng phải ham học. Ngày nay chúng ta được nghe đến, biết đến không ít những người thầy,người cô dám chấp nhận gian khổ, tình nguyện đến với những trẻ em nghèo vùng cao, vùng hải đảo xa xôi, hẻo lánh để dạy chữ cho các em và coi đó là niềm hạnh phúc của đời mình. Những giáo viên đã và đang thẳng thắn lên án những tiêu cực trong ngành giáo dục để giữ đúng phẩm chất người thầy…

Với người trò, Nho giáo yêu cầu trước hết phải có thái độ “tôn sư trọng đạo”. Quan điểm của Nho giáo là “tiên học lễ, hậu học văn”. Đến mỗi ngôi trường từ mầm non, tiểu học….cho đến Đại học ta đều dễ dàng nhìn thấy câu răn dạy trên được đặt trang trọng trên bảng hiệu, trong mỗi lớp học. Học trò luôn phải có thái độ tôn trọng, kính yêu đối với người thầy . Điều này được cụ thể hoá ở Việt Nam qua ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam 20 -11, đó chính là ngày để học trò thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn của mình đối với những người dạy dỗ mình. Từ xưa đến nay đã có không ít những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình thầy trò cao.

Bên cạnh những câu chuyện, những người thầy, người trò vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống cao đẹp đó thì thật đau lòng khi hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến những con người, những sự việc cho thấy sự tha hoá trong đạo đức, lối cư xử của cả người thầy và người trò. Trong những năm gần đây chúng ta được chứng kiến “bội thực” các clip nữ sinh đánh nhau, ghi nhận rất nhiều vụ trẻ mầm non bị bạo hành, gây bức xúc trong xã hội, phát tán những clip giáo viên mắng chửi học sinh, thầy giáo “sàm sỡ” khiến học sinh tự tử…Phải chăng đây chính là những biểu hiện cụ thể nhất cho sự dần mất đi những truyền thống, chuẩn mực đạo đức cao đẹp của Nho giáo.

Quan hệ trong gia đình

Với mục đích củng cố gia đình, gia tộc nên vấn đề trật tự kỷ cương chặt chẽ, chính danh định phận, gia pháp nghiêm ngặt... là những yếu tố không thể thiếu trong nền nếp gia phong được lễ giáo đạo Nho nhấn mạnh và đề cao. Lễ giáo đạo Nho qui định một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa người với người, trong đó những quan hệ cơ bản nhất là tam cương và ngũ luân, còn các quan hệ khác chỉ là thứ yếu.Trong những cương – luân đó thì các quan hệ trong phạm vi gia đình là chủ yếu. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo nên giai cấp phong kiến Việt Nam trong lịch sử cũng chủ trương xây dựng gia đình, củng cố các mối quan hệ gia đình theo những khuôn mẫu của lễ giáo đạo Nho. Vì thế, dấu ấn và ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho ở nước ta hiện nay được biểu hiện khá rõ trong phạm vi gia đình. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, để xây dựng các mối quan hệ gia đình trên những nguyên tắc mới thì ảnh hưởng của lễ giáo Nho gia phong kiến là điều không thể không tính đến.

Xung quanh vấn đề gia đình, Nho giáo cũng có một số kiến giải sâu sắc và hợp lý, góp phần xây dựng và duy trì những quan hệ bình ổn trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình kiểu cũ theo những nguyên tắc của lễ giáo đạo Nho ở nước ta vẫn còn tồn tại trong những chừng mực nhất định nên ảnh hưởng tiêu cực của nó còn có những biểu hiện chưa mờ nhạt, thậm chí cản trở việc xây dựng các quan hệ gia đình theo những yêu cầu mới hiện nay. Con người sinh ra và trưởng thành, hình thành nhân cách trước hết từ môi trường gia đình. Họ mang theo những suy nghĩ, tác phong đã được hình thành, giáo dục từ gia đình vào cuộc sống xã hội, ảnh hưởng, tác động đến các

quan hệ xã hội. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình đã ra đời từ lâu nhưng trong cuộc sống gia đình, những tập quán, chuẩn mực, khuôn mẫu trở thành thâm căn cố đế bao đời nay vẫn cho thấy những tác động của nó. Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, giai cấp phong kiến rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình, song nó xuất phát từ “lễ” của đạo đức Nho giáo nên việc xác định các mối quan hệ trong gia đình của giai cấp phong kiến dựa trên ba nguyên tắc chỉ đạo: Tôn ti trật tự là nguyên tắc đầu tiên mà giai cấp phong kiến dùng để phân định các mối quan hệ trong gia đình; nguyên tắc thứ hai là trọng nam khinh nữ; nguyên tắc thứ ba là bảo đảm quyền tối cao của người gia trưởng. Các quan niệm đó ngày nay đã mất đi cơ sở xã hội nhưng những tàn dư của nó vẫn để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng.

Với quan niệm cho rằng, việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức ngay từ gia đình có một ý nghĩa rất lớn: “Một nhà nhân thì cả nước dấy lên đức nhân, một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng” và chỉ có những con người hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm đối với người thân mới có thể trở thành những người có lòng yêu thương người khác, có trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội..., Nho giáo quan tâm trước hết đến việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với những người thân trong gia đình. Đó là điều mà chúng ta không thể phủ nhận trong việc xây dựng gia đình hiện nay. Nếu chúng ta xem nhẹ và buông lỏng quá trình giáo dục lòng nhân ái, khoan dung ngay từ trong môi trường gia đình sẽ góp phần làm gia tăng lối sống ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, sự vô trách nhiệm của cá nhân với chính gia đình và cả xã hội. Trong xây dựng gia đình, trong giáo dục một nền đạo đức mới thì việc giáo dục, hình thành lòng nhân ái, sự gắn bó, yêu thương, tôn trọng, tinh thần trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình là một việc làm không thể bỏ qua; bởi lẽ, đó chính là tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển những tình cảm đối với tập thể, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, cũng sẽ là sai lầm nếu tuyệt đối hoá những tình cảm đó, bởi không phải bất kỳ người nào có tình yêu sâu nặng, sự gắn bó bền chặt, có trách nhiệm với người thân cũng sẽ là người có tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm cao với quê hương, đất nước. Ngược lại, khi những tình cảm đó được đẩy đến mức cực đoan sẽ dẫn đến thói vị kỷ gia đình, bệnh gia đình chủ nghĩa... để lại nhiều

hậu quả nặng nề. Vì thế, cần bồi dưỡng, giáo dục và nâng tình cảm yêu thương, tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, người thân thành tình thương yêu, trách nhiệm của mỗi con người với tập thể, cộng đồng, xã hội; đảm bảo sự gắn kết tình thương và trách nhiệm của con người trong mối quan hệ hài hoà gia đình - tập thể - xã hội.

Thực tế cuộc sống hiện nay cũng cho thấy sự xuất hiện chiều hướng gia tăng những biểu hiện vô trách nhiệm trong quan hệ cha mẹ với con cái. Tình cảm và mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ với con cái bị xem nhẹ, sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ có phần suy giảm. Tình trạng bố mẹ đánh đập con cái, con cái ngược đãi ông bà và cha mẹ... có chiều hướng gia tăng ở cả thành thị lẫn nông thôn. Trong khi đấu tranh xóa bỏ những tàn tích, di hại của lễ giáo cũ, chúng ta cũng cần chú ý thiết lập mối quan hệ cha con lành mạnh, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực, hợp lý mà Nho giáo đã đóng góp cho truyền thống: quan tâm nuôi dạy con cái, chăm lo đến sự nghiệp và tương lai hạnh phúc cho con cái là tình cảm, trách nhiệm của cha mẹ, cha mẹ phải tự mình là tấm gương tốt về mọi mặt của cuộc sống để con cái học tập, noi theo. Trong mỗi gia đình, cha mẹ gương mẫu và giáo dục con cái chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống có văn hóa sẽ tạo ra nét đẹp trong lối sống, gia đình và xã hội sẽ ngày một tiến bộ văn minh. Ngược lại, đứa trẻ sống trong một gia đình cha mẹ không ra cha mẹ, trên không ra trên thì dù nhà trường hay xã hội có tuyên truyền, giáo dục những bài học về lễ phép, kính trọng người trên, thương yêu cha mẹ, ông bà... cũng khó lòng đạt kết quả.

Trong lễ giáo đạo Nho, quan hệ cha con được đặc trưng bằng chữ “hiếu”. Gia đình Việt Nam trong xã hội phong kiến cũng rất đề cao mối quan hệ này, coi “hiếu” không chỉ là trách nhiệm mà còn là phẩm chất lớn nhất của đạo làm con. Lễ giáo đạo Nho định ra những yêu cầu khắt khe, những qui định có phần khắc nghiệt, như “trong thiên hạ không có cha mẹ nào không đúng”, “cha không nhân từ nhưng con không thể không hiếu”... Song, thậm chí “cha bảo con chết mà không chết là bất hiếu”, nhưng xét về tinh thần, chữ “hiếu” của lễ giáo đạo Nho cũng thể hiện những điểm hợp lý nhất định, để lại nhiều bài học có ý nghĩa trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Rõ ràng, dù xã hội đổi thay, gia đình có những biến chuyển trên nhiều phương diện nhưng cũng không gia đình nào muốn con cháu bất hiếu với ông bà và cha mẹ, vô trách nhiệm với gia đình, người thân. Ngày

nay, những quan niệm về chữ “hiếu” một cách mù quáng, khắt khe như trước đã không còn. Cũng không còn những qui định quá lỗi thời, trái ngược với yêu cầu xây dựng mối quan hệ hòa đồng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau giữa những thành viên trong gia đình hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp con cái hư đốn, không nghe theo sự chỉ bảo, góp ý đúng đắn, những lời hay lẽ phải của ông bà, cha mẹ. Họ không những thiếu sự kính trọng, mà còn có thái độ khinh nhờn, hắt hủi, bạc đãi cha mẹ. Trong thực tế cũng xuất hiện nhiều hiện tượng vô đạo đức mà dư luận bấy lâu nay vẫn thường lên án, như cha mẹ có tiền của dành dụm được thì con cái tranh nhau, giành giật việc “nuôi” cha mẹ; còn những bậc cha mẹ không có của cải, nghèo khó hay không lao động được, không

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 61 - 77)