Về mặt tư tưởng chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình khi du nhập vào Việt Nam đã góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương, tập quyền vững mạnh, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia. Cho đến nay tư tưởng chính trị đó tiếp tục được phát huy và tỏ ra còn có nhiều hiệu quả tích cực trong việc xây dựng đất nước, đặc biệt là tư tưởng chính trị “ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và tư tưởng lấy dân làm gốc.

Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng văn hóa của Thế giới, con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện trong tư tưởng và nhiều câu chuyện nho giáo của Người. Nhưng Người đã vượt qua những hạn chế của Nho giáo ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Trên con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sáng suốt gạt bỏ đi cái cốt lõi lạc hậu của Nho giáo và giữ gìn, phát huy những nhân tố hợp lý của nó nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà Nho tôn thờ nhất chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận cái chữ Trung của Nho giáo, không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức đối với chính kẻ áp bức mình. Chữ Trung ở Nho giáo là trung thành tuyệt đối với nhà vua và chế độ phong kiến, còn ở Hồ Chí Minh, Trung là trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, lên án chế độ phong kiến và lật đổ nhà vua. Nho giáo vốn coi nhân dân là những người nghèo hèn cần được bề trên chăn dắt và sai khiến, Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải là “đày tớ của dân”, phải học hỏi nhân dân, và yêu

quý nhân dân. Với tinh thần ấy, cách mạng đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, biến nhân dân thành sức mạnh vô địch để giành độc lập và xây dựng tổ quốc. Mặt khác, Người đã sáng lập và giáo dục Đảng ta với phương châm : “lấy dân làm gốc” làm tôn chỉ lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc dựng nước và giữ nước. Người cũng coi đạo đức là gốc chủ trương chọn lựa người tài để đảm đương việc nước. Qua 2 cuộc kháng chiến người đã nhắc nhở rất nhiều câu chữ của Nho giáo để giáo dục cán bộ nhân dân về phẩm chất tư cách đạo đức, về lòng nhân đạo của con người Việt Nam. Người mượn câu nói của Mạnh Tư để nêu lên khí phách của người cách mạng : “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Đây cũng chính là câu nói của Mạnh Tử trong Thiên Đằng Văn Công - Ha : “ Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.

Tiếp tục kế thừa và phát huy tư tưởng lấy dân làm gốc của Nho giáo, Đảng ta đã đề ra nguyên tắc hoạt động của mình là : “ Trung với Đảng, hiếu với dân” được lấy từ chữ “Trung”, “Hiếu” trong Nho giáo. Nhưng ở đây “Trung” là trung thành với Đảng và nhà nước, “ Hiếu” không chỉ có hiếu với cha mẹ mà còn phải có hiếu với nhân dân, phạm trù “Trung”, “Hiếu” này được mở rộng ra rất nhiều để phù hợp với thời đại mới, nó hoạt động trên nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Dù việc lớn việc nhỏ đều được đưa ra trưng cầu dân, cụ thể việc cải cách Hiến pháp xây dựng Đảng năm 1992. Không chỉ “Trung” và “Hiếu” mà người Đảng viên cần phải có chữ Tín. Ngoài ra tư tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ cũng tỏ ra tác động một cách tích cực.

Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền). G.S. Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng dân. Theo Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức. Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo

đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan. Thiết nghĩ, ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu, kính phục. Ngày nay, người cán bộ công chức, đặc biệt là người lãnh đạo phải làm gương cho quần chúng, có làm gương đạo đức thì mới cảm hóa được lòng người.

Ngoài ra làm người lãnh đạo cũng cần có khả năng quản lý, lãnh đạo, tầm nhận thức rộng. Như vậy người lãnh đạo cần phải “vừa hồng vừa chuyên” tức là vừa có đức, vừa có tài. Những yêu cầu cơ bản của đức là: Trung với nước, hiếu với dân, têu thương con người, cần kiệm liên chính chí công vô tư, có tinh thần quốc tế vô sản. Tài là năng lực của con người để giải quyết nhiệm vụ được giao phó.Chính vì vậy mà Đảng nhận được sự ủng hộ lớn và tích góp được nhiều kinh nghiệm từ dân.

Hơn nữa, phái Nho gia cũng đưa ra tư tưởng “thượng hiền”: coi trọng người hiền tài. Muốn đạt được điều đó thì con người phải học sách thánh hiền và học tư tưởng của các nhà Nho để làm chính trị. Về sự ảnh hưởng của tư tưởng này trong xã hội việt nam hiện nay là coi trọng người hiền tài. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích và kêu gọi người tài. Có nhiều chương trình như học bổng, qủy thắp sáng ước mơ, đưa sinh viên đi du học ở nước ngoài để phát triển nhân tài cho đất nước.

Bên cạnh mặt tích cực Nho giáo cũng có những mặt tiêu cực là xem nhẹ dân, không phát huy sức sáng tạo của dân, không có tư tưởng dân chủ và bình đẳng…Điều này ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống chính trị của nước ta hiện nay. Đặc biệt, hiện nay ở một số nơi và trên từng lĩnh vực khác nhau dân chủ không được đề cao, tệ quan liêu, lấn lướt, tập trung quyền lực trong tay một số người “cánh hẩu” với nhau, gây hậu quả không nhỏ trong công cuộc đổi mới. Vì thiếu dân chủ nên năng lực và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở rất hạn chế, thậm chí bị tê liệt. Vì thiếu dân chủ nên một số cấp lảnh đạo không thể hiện đầy đủ ý thức trách nhiệm của mình trước sự tín nhiệm và sự ủy thác của nhân dân. Ở một số nơi, ý kiến của nhân dân chưa được quan tâm xem xét đầy đủ, hoặc không được phản ánh lên cấp ủy cấp trên. Dần dần làm mất lòng tin ở nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w