Quan niệm của Nho giáo về giáo dục, đào tạo con người 1 Đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)

1.2.2.1. Đối tượng đào tạo

Học thuyết Nho giáo là học thuyết chính trị xã hội chỉ tâp chung giáo dục con người về đức nhân song đối tượng đào tạo lại rất rộng. Đối tượng chung mà Nho giáo đào tạo là những người nào muốn học đều được dạy. Khổng Tử là người đâu tiên mở trường nhận dạy thanh niên mọi giới thành công. Ông tuyên bố : “Hữu giáo vô loại” tức là bất kẻ loại nào không phân biệt hạng người, gia thế ai cũng dạy hết nghĩa dù là con quý tộc hay bình dân Khổng Tử cũng coi ngang hàng. Ông không phân biệt kẻ giàu người nghèo, kẻ nào xin học muốn dâng lễ gì ông cũng nhận dù chỉ là mười cái nem. Khi nhận vào học ông không phân biệt người thiện kẻ ác .

Như vậy đối tượng đào tạo của Nho giáo rất rộng không phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, người thiện kẻ ác, nếu muốn học thì đều được dạy. Việc mở rộng đối tượng đào tạo trước hết phục vụ yêu cầu giáo dục của các nhà nho là giáo dục “đức nhân”, giáo dục con người trong xã hội thành con người có đức nhân.

Khổng Tử là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc bình dân hoá giáo dục, xoá bỏ đẳng cấp trong đào tạo giáo dục con người của xã hội Trung Hoa cổ đại.Tuy vậy, đối tượng chủ yếu Khổng Tử cũng như Nho giáo nói chung tập trung đó là:

- Con em thuộc giai cấp thống trị để có người tiếp tục phục vụ sự nghiệp cuả cha anh họ.

- Con em tầng lớp khác nhưng có điều kiện học tập và nguyện trở thành người phục vụ cho giai cấp thống trị.

- Ngoài ra Nho giáo con dạy cho dân nhằm mục đích dễ sai khiến.

Sở dĩ các nhà nho tập chung đào tạo con em giai cấp thống trị vì trong lịch sử bất kỳ giai cấp thống trị nào cũng phải đào tạo con em mình phục vụ cho giai cấp mình.Trong tình hình xã hội thời Xuân Thu luôn rối ren loạn lạc việc này càng bức thiết.

Khổng Tử đề cao việc học tập, có học tập mới làm nổi công việc, mới có thể trị dân trị nước. Có học mới biết phán đoán khỏi sai lầm không bị “che lấp”.

Khổng Tử chú trọng việc giáo dân nhất trong số các triết gia thời tiên Tần, ông đã bỏ gần hết cuộc đời vào việc đó. Mặc Tử cũng chủ trương dạy dân đấy nhưng các Thượng thiên đồng , ông chỉ bảo mọi người dân đều học những gì thiên tử cho là thiện nhất là đạo kiếm ái, yêu mọi người như chính mình làm lợi lẫn cho nhau để cái gì thiên tử khen dân cũng khen cái gì thiên tử chê dân cũng chê, nhờ vậy nước mới được trị. Mặc Tử không công nhận công dụng giáo hoá của lễ nhạc. Pháp gia chỉ dạy dân biết pháp luật để không phạm pháp. Còn Lão Tử cho rằng giáo dục làm dân sinh ra tinh khôn ham muốn nhiêu hơn gây hại lớn.

Duy có Khổng Tử là cho nhiệm vụ dạy dân ngang với nuôi dân do:

- Dạy dân là một cách yên ân mình muốn tự lập phải thành lập cho người, mình muốn thành công phải giúp người thành công .

- Dân được giáo hoá dễ sai khiến cai trị, công việc chính hình sẽ nhẹ đi rất nhiều. Mục đích của Nho giáo là dạy người cho đến bậc nhân nhưng trước hết phải giáo dục cho nhân dân những diều luân thường đạo lý.

Một phần của tài liệu Luận văn 2022: Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w