Đặc điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện hiệp hòa thực trạng và vài kiến nghị (Trang 43 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Đặc điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện

ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1. Đặc điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Hiệp Hòa Hòa

Hiệp Hòa là huyện thuộc vùng trung du miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp với huyện Tân Yên và huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), phía Nam giáp với huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), phía Tây Bắc và phía Bắc giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Hiện nay, huyện Hiệp Hòa có 25 xã và 1 thị trấn. Huyện Hiệp Hòa có vị trí địa chính trị quan trọng, nơi rất thuận lợi cho việc thông thương kinh tế - xã hội; là cơ sở đặc biệt cho các hoạt động quốc phòng, an ninh. Hiệp Hòa nằm trong khu đệm, là cửa ngõ án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng rừng núi Việt Bắc.

Hiệp Hòa có tiềm năng lớn về đất đai và sông ngòi, thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và chăn nuôi gia xúc, gia cầm, đặc biệt là nhiều loại thủy sản có giá trị. Những tiềm năng về đất đai và sông ngòi tạo điều kiện quan trọng giúp cho nông dân Hiệp Hòa phát triển nền nông nghiệp phong phú và đa dạng. Hiện nay, Hiệp Hòa có diện tích tự nhiên khoảng 201,12 km2 (20.110 ha), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 13.479 ha (chiếm 67%). Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp. Mỗi nhóm đất đã tạo nên những thế mạnh nông nghiệp riêng cho nông dân Hiệp Hòa.

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa Số thứ tự

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi đắp(Pb) 720,53 3.93

2 Đất phù sa không được bồi đắp(P) 3.256,00 17,76

3 Đất phù sa Gờ lây(Pg) 445,00 2,48

4 Đất phù sa úng nước (Pj) 1.808,00 9,84 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.909,00 37,57 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.190,00 28,22 7 Đất đỏ nâu vàng trên đá sét(Fs) 62,00 0,35

Tổng diện tích đất điều tra 18.399,53 100,00

8 Sông suối , mặt nước 1.702,12

9 Núi đá 12,26

Tổng diện tích đất tự nhiên 20.112,92

Nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb) chiếm 3,93% nằm ở ngoài đê trải khắp 14 xã ven sông Cầu đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện: Cải Tiếu, Cải Hà Châu, Mật mía Hoàng Vân và nương dâu trên các cánh đồng Hợp Thịnh, Mai Đình và Quang Minh. Ngoài ra, loại đất này là thế mạnh quan trọng cho hoạt động sản xuất gạch ngói, là thành phần quan trọng không thể thiếu trong sản xuất vật liệu xây dựng theo quy mô công nghiệp.

Nhóm đất phù sa không được bồi đắp (P) chiếm 17.76% thuộc các cánh đồng ven đê được thuần hóa từ lâu đời. Với hệ thống tưới tiêu phù hợp giúp cho nông dân Hiệp Hòa tạo ra nhiều cây rau màu vụ đông nổi tiếng như: hành, tỏi ở Hương Thịnh (xã Quang Minh), Đồng Công (xã Hương Lâm), Mai Hạ (xã Mai Đình)… rau, hành ở Hưng Đạo (xã Đông Lỗ); dưa chuột xuất khẩu (xã Hợp Thịnh)…

Chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất tự nhiên của huyện Hiệp Hòa, nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ (B) (chiếm 37.57%) tập trung thành vùng ở các xã phía Bắc và Trung của huyện. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha nhẹ đến thịt nhẹ, thành phần dinh dưỡng từ nghèo tới rất nghèo. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, tích cực cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, nông dân Hiệp Hòa đã nghiên cứu, tổng kết tìm ra những loại cây trồng hợp lý, từ đó đã tạo nên nhiều loại cây rau màu nổi tiếng có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý trên như: khoai lang, lạc, đỗ tương hè... Qua đó, đã từng bước giúp nông dân Hiệp Hòa xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu từ chính những lợi thế quê hương mình. Cùng với cơ cấu đất đai đa dạng, huyện Hiệp Hòa có nguồn nước mặt phong phú với diện tích 1.155 ha sông, suối, hồ, ao, phục vụ đắc lực cho công tác tưới tiêu diện tích hoa màu trên địa bàn toàn huyện.

Bảng 2.2: Hệ thống các sông ngòi, ao, hồ chính của huyện Hiệp Hòa

Số thứ tự

Tên sông , ngòi và ao hồ đầm Chiều dài qua Hiệp Hòa (km) Diện tích lưu vực sông (km2) Dòng chảy trung bình(m3/s) Tổng lượng nước (Km3 ) 1 Sông Cầu 50 8.000 153 4,2

2 Ngòi Yên Ninh 1 16 40,27 - 0,0070

3 Ngòi Yên Ninh 2 17,1 42,0 - 0,0071

4 Ngòi Ngọ Khổng 8,6 20,88 - 0,0035

5 Ngòi Đại La 9,3 27,5 - 0,0037

6 Ngòi Cầu Hang 7,6 13,18 - 0,0030

7 Ao, hồ, Đầm nuôi trồng

thủy sản 5,04

ra, trên địa bàn huyện có 5 ngòi chính, là nơi dự trữ và tiêu thoát nước. Cùng với sông Cầu, hệ thống 5 ngòi chính và trên 500ha đất ao, hồ, đầm là những điều kiện quan trọng phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, dự trữ nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trên địa bàn toàn huyện. Nguồn tài nguyên nước dồi dào cùng với các nhóm đất đặc trưng, phong phú là cơ sở quan trọng giúp cho nông dân Hiệp Hòa phát triển kinh tế, đồng thời tạo ra những đặc điểm nhân văn trong lịch sử hình thành và phát triển.

Nông dân Hiệp Hòa có truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng quê hương từ rất lâu đời. Trong những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nông dân Hiệp Hòa đã đoàn kết, đấu tranh chống bè lũ xâm lược góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của đất nước. Dưới thời Bắc Thuộc nông dân Hiệp Hòa đã hăng hái tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa hai bà Trưng, khởi nghĩa Mê Linh... Tới nửa sau thế kỷ XIX, Hiệp Hòa đã trở thành địa bàn hoạt động của phong trào khởi nghĩa nông dân do Quận Tường và Đại Trận lãnh đạo. Khi thực dân Pháp xâm lược Hiệp Hòa đã được chọn làm địa bàn để xây dựng An toàn khu II. Nơi đây đã trở thành căn cứ an toàn cho Ban thường vụ Trung ương Đảng và nhiều cơ quan giúp việc của Trung ương Đảng. Trong thời gian đó, nhân dân Hiệp Hòa đặc biệt là nhân dân ở 16 xã An toàn khu II đã có những đóng góp quan trọng đối với hoạt động cách mạng của Trung ương. Nhân dân Hiệp Hòa đã giúp đỡ sức người, sức của và hi sinh nhiều xương máu cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ.

Theo điều tra, dân số huyện Hiệp Hòa năm 2011 có gần 300 nghìn người, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Với những lợi

thế quan trọng về tự nhiên và xã hội, nông dân Hiệp Hòa chủ yếu phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, các loại cây rau mầu có giá trị kinh tế cao, đồng thời phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây hưởng ứng phong trào “Hiệp Hòa chung sức xây dựng nông thôn mới” do Ủy ban nhân dân huyện phát động, nông dân Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn và chợ nông thôn để phát triển thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, bênh cạnh những mặt thuận lợi tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế: Công tác chuyển đổi cơ cấu và phương thức canh tác sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã có những chuyển biến tích cực, tuy vậy so với yêu cầu còn chậm, chưa đồng bộ giữa các xã, do đó chưa tạo được tính bền vững cho hoạt động sản xuất. Mặc dù, đã đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa song do đặc điểm đất đai nhiều xã trong huyện không tập trung, không bằng phẳng, do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ đối với nông dân trong việc xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào trong sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả lao động. Mô hình liên kết bốn nhà: nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn chưa chặt chẽ, do đó chưa tạo được những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng của Hiệp Hòa. Hiệu quả của mô hình sản xuất nông nghiệp còn thấp hơn so với nhiều ngành khác đã dẫn tới tình trạng nông dân, doanh nghiệp chưa thiết tha với đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ cho hoạt

động sản xuất nông nghiệp tuy đã được đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất.

Trước yêu cầu của tình hình mới, Đảng bộ, nhân dân huyện Hiệp Hòa cần phải chủ động, tích cực, linh hoạt hơn nữa trong việc nắm bắt tình hình, tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội để xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tạo mối liên kết chặt chẽ trong vấn đề “tam nông” nông nghiệp – nông dân – nông thôn, từ đó góp sức cho sự thành công chung của công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện hiệp hòa thực trạng và vài kiến nghị (Trang 43 - 48)