Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện hiệp hòa thực trạng và vài kiến nghị (Trang 76 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3.2.Nguyên nhân hạn chế

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Hiệp Hòa, công tác vận động nông dân góp sức vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Hòa còn bộ lộ không ít hạn chế, thiếu sót. Hạn chế, thiếu sót đó làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của quần chúng nhân dân vào ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của huyện nói riêng và của cả đất nước nói chung. Những hạn chế, thiếu sót đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau:

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Hiệp Hòa là huyện có xuất phát điểm thấp khi bắt tay vào triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiềm lực kinh tế còn hạn chế, chủ yếu là phát triển nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ; thu nhập bình quân đầu người còn thấp; điều kiện văn hóa

xã hội, môi trường ở mức thấp; trình độ dân trí của người dân còn hạn chế. Trong khi xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển tổng thể về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn, chủ yếu là nguồn vốn đối ứng từ nhân dân. Qua rà soát đánh giá thực trạng của các xã theo 19 tiêu chí để lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới mới có 15/23 xã đạt từ 7-9 tiêu chí, 8/23 xã còn lại mới chỉ đạt 4-6 tiêu chí.

Thứ hai: Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với những chính sách hỗ trợ của đảng và nhà nước.

Thứ ba: Hệ thống văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các bộ, ban, ngành từ cấp Trung ương tới cấp tỉnh, huyện còn chậm, thiếu điều này gây khó khăn cho hoạt động thực tiễn.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn, có nhiều nội dung và mới được triển khai trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tuy nhiên nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, cách làm còn chưa đầy đủ dẫn tới việc chỉ đạo còn chưa thống nhất; có hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên; ban chỉ đạo các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng; sự phối hợp giữa các thành viên ban chỉ đạo chưa chặt chẽ, một số ban, ngành chưa thực sự vào cuộc, thực hiện còn mang tính hình thức.

Thứ hai: Vốn từ ngân sách Trung ương và tỉnh Bắc Giang hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Hiệp Hòa còn hạn chế so với nhu cầu thực tiễn và việc phân bổ còn khá

chậm. Trong khi đó nguồn ngân sách của huyện, xã bố trí thực hiện chương trình còn thấp, một số xã chưa bố chí đủ vốn thực hiện chương trình, làm ảnh hưởng tới tiến độ và kế hoạch thực hiện chương trình.

Thứ ba: Do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, nên việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế góp sức cho chương trình xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở Quyết định số 1620-QĐ/TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy tỉnh Bắc Giang, Đảng bộ và Ủy Ban nhân dân huyện Hiệp Hòa đã tiến hành lập kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Hiệp Hòa chung sức xây dựng nông thôn mới”. Nắm bắt được vai trò quan trọng của nông dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và chính quyền huyện Hiệp Hòa đã tổ chức xây dựng mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy tiềm lực của quần chúng nhân dân đặc biệt là nông dân góp sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới. Mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai sâu rộng từ huyện đến các thôn, xóm, với nhiều nội dung và hình thức phong phú, thiết thực với phương châm “phát huy nội lực là chính". Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, huyện Hiệp Hòa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về ý nghĩa và vai trò của xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực; công tác vận động nông dân dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã được triển khai thành công ở nhiều xã, xuất hiện nhiều hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô trang trại mang lại thu nhập cao; quần chúng nhân dân ở nhiều thôn, xóm đã tự nguyện đóng góp kinh phí, sức lao động, hiến đất để xây dựng đường giao thông nông thôn và nhiều công trình phúc lợi xã hội; đời sống vật chất tinh thần của nông dân được nâng lên; an ninh trật tự được giữ vững... Kết quả đó có

được là nhờ Đảng bộ và chính quyền huyện Hiệp Hòa đã làm tốt công tác vận động nông dân góp sức cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn tồn tại những hạn chế nhất định: hiệu quả công tác vận động nông dân thi đua phát triển sản xuất chưa cao, chưa thực sự lôi cuối được các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vào phát triển nông nghiệp; một số địa phương công tác lập quy hoạch và triển khai còn chưa hiệu quả... Thực tế này đòi hỏi trong thời gian tới cần phải có những giải thiết thực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân góp sức cho công cuộc xây dựng nông thôn mới và thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra “Kinh tế phát triển – Đời sống ấm no – Thôn, xóm văn minh – An ninh ổn định – Quản lý dân chủ”.

CHƢƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP HÒA

3.1. Một số bài học kinh nghiệm từ kết quả công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Hiệp Hòa

Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển tổng thể về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng... Để hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới phải xây dựng cho được một nền nông nghiệp mới và những người nông dân mới. Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Hòa còn bộ lộ những hạn chế nhất định. Từ những thành tựu và hạn chế trong công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho công tác vận động nông dân phát huy tiềm lực góp sức cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Hiệp Hòa như sau:

Bài học kinh nghiệm thứ nhất: đặc biệt chú trọng thực hành dân chủ để phát huy nội lực của nông dân. Bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Hiệp Hòa sớm xác định một trong những vấn đề quan trọng khi xây dựng nông thôn mới là phát huy dân chủ cơ sở để tạo được sự hưởng ứng của mỗi người dân. Để hoàn thành các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn từ Trung ương, còn có một phần lớn vốn đối ứng được huy động đóng góp trực tiếp từ quần chúng nhân dân. Do vậy, nếu không được quần chúng nhân dân ủng hộ tham gia đảng bộ và chính quyền huyện Hiệp Hòa khó lòng có thể hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu đã

đề ra. Xác định được vấn đề đó, trong Kế hoạch số 89-KH/BCĐ ban hành ngày 15/5/2012 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hiệp Hòa về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Hiệp Hòa đã chủ trương thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Quá trình thực hiện đảm bảo nguyên tắc: “Việc gì đa số nhân dân thấy cần làm trước thì xem xét, ưu tiên làm trước; tiêu chí nào triển khai thuận lợi, cần ít kinh phí thì triển khai trước; việc gì thôn làm được thì trao quyền tự chủ, tự quản cho thôn làm” [48]. Mọi hoạt động cụ thể do chính người dân trong xã bàn bạc, quyết định và tổ chức thực hiện. Từ đó, mỗi người dân có thể phát huy được vai trò chủ động, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới đúng với chủ trương được Ban chỉ đạo Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã nêu trong Nghị quyết số 145-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang tới năm 2020: “phát huy nội lực của cộng đồng dân cư là chính, chủ thể là các nông hộ, lấy địa bàn xã là đơn vị xây dựng nông thôn mới phải được người dân bàn bạc dân chủ, công khai để quyết định và tổ chức thực hiện...”.

Huyện Hiệp Hòa đã tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 23 trên tổng số 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tùy vào điều kiện và nhiệm vụ cụ thể mà người dân đều được biết và tham gia đóng góp ý kiến ngay từ khâu quy hoạch tổng thể, xây dựng đề án cũng như quá trình triển khai thực hiện. Chính do vậy, người dân có thể nắm được và chủ động thực hiện theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tùy theo năng lực mình.

Bài học kinh nghiệm thứ hai: xây dựng và nhân rộng các điển hình

xây dựng và ban hành K ế hoạch số 14-KH/BDVHU về tổ chức phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở cơ s ở. Tiếp đó, ngày 13/5/2012 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 34-KH/HU về việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2015. Theo kế hoạch, ban đầu sẽ lựa chọn mỗi xã một thôn làm điểm xây dựng mô hình “Dân vận khéo”. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đã có 100% số thôn ở 5 xã điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 xây dựng được mô hình “Dân vận khéo” và từng bước đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả. Toàn huyện đã xây dựng được 208 mô hình “Dân vận khéo” 229 thôn, khu phố trên nhiều lĩnh vực: xây dựng cơ bản; giữ gìn vệ sinh môi trường; phát triển văn hóa xã hội; an ninh trật tự; phát triển kinh tế. Đoan Bái là một trong những xã đi đầu trong toàn huyện về triển khai và nhân rộng các điển hình

“Dân vận khéo” trong việc vận động người dân hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công tiến hành bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa không chỉ giúp cho người dân đi lại thuận lợi, mà còn giúp cho việc thông thương buôn bán, phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn xã.

Kết quả mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Hòa không chỉ góp phần hoàn thành nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới, mà sức lan tỏa của nó còn giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào đảng bộ, chính quyền địa phương, tin tưởng vào sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới và sự đổi mới của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bài học kinh nghiệm thứ ba: căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để triển khai công tác vận động phù hợp.

điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau, trên cơ sở xem xét, đánh giá Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã triển khai xây dựng nông thôn mới tại 5 xã điểm (Hoàng An, Hoàng Lương, Đoan Bái, Danh Thắng, Thái Sơn)

Với đặc thù là một xã có nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ và vùng chuyên canh rau sạch, xã Đoan Bái chủ trương vận động nhân dân góp sức, đầu tư triển khai thực hiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tiến hành cứng hóa đường giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại thông thương, buôn bán. Sau ba năm triển khai xây dựng mô hình “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới trên lĩnh vực xây dựng cơ bản toàn xã đã vận động nhân dân đóng góp được trên 10 tỷ đồng; hiến trên 1.000m2 đất làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi; vận động nhân dân tham gia trên 1.500 ngày công; tiến hành cứng hóa trên 8km đường giao thông nông thôn; cải tạo 1.8 km kênh mương nội đồng; xây dựng và trùng tu 3 đình, chùa…

Với lợi thế đất đai và cây rau cần được trồng lâu năm ở địa phương Đảng bộ và Ủy ban nhân dân xã Hoàng Lương đã tập trung vận động nông dân phát triển xây dựng vùng chuyên canh rau cần kết với với nuôi cá giống. Toàn xã có tới 125ha đất trồng rau cần, đem lại thu nhập từ hàng chục tới hàng trăm triệu đồng cho nhiều hộ gia đình trong xã. Nhờ sự nỗ lực đoàn kết của đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và đông đảo bà con nông dân Hoàng Lương đã được công nhận đủ tiêu chuẩn để sản xuất rau cần theo tiêu chuẩn ViêtGAP. Đến nay, trồng rau cần kết hợp với nuôi cá giống được coi là mô hình phát triển kinh tế chủ lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Hoàng Lương.

phát triển kinh tế ở hai xã Đoan Bái, Hoàng Lương cho thấy việc tiến hành vận động nông dân xây dựng nông thôn mới không thể áp dụng máy móc, dập khuôn cho các xã, thôn, xóm. Mỗi xã, thôn, xóm cần phải căn cứ vào điều kiện của cụ thể của từng vùng để xác định tiêu chí ưu tiên thực hiện trước mới mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Những bài học kinh nghiệm trên là cơ sở quan trọng cho công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ, chính quyền huyện Hiệp Hòa và nhiều địa phương khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện hiệp hòa thực trạng và vài kiến nghị (Trang 76 - 85)