Tầm quan trọng của công tác vận động nông dân xây dựng

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện hiệp hòa thực trạng và vài kiến nghị (Trang 28 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Tầm quan trọng của công tác vận động nông dân xây dựng

nhiều địa phương trong cả nước. Kết quả của mô hình xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm là nhân tố quan trọng góp phần nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của đảng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước.

1.2.2. Tầm quan trọng của công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

Thứ nhất: Xuất phát từ tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam

Lịch sử dựng nước, giữ nước truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam đều gắn liền với kinh tế nông nghiệp. Các thế hệ người Việt Nam đã dựng nước và khai khẩn đất đai mở mang bờ cõi, hình thành lên những vùng đất sản xuất nông nghiệp trù phú từ đồng bằng sông Hồng tới miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, nông thôn Việt Nam chia ra thành 5 vùng: Đồng bằng sông Hồng; đồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Trung du và miền núi phí Bắc; Tây Nguyên. Từ một nước có nền nông nghiệp thấp kém, nông thôn lạc hậu, nông dân sống trong cảnh thiếu đói khi mới dành được chính quyền cách mạng năm 1945, tới nay sau gần 30 năm tiến hành đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn:

Về nông nghiệp: phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ ngành nghề góp phần tăng việc làm và thu nhập cho người dân. Tính riêng trong năm 2012, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đạt 23,9 tỉ USD bằng 1/5 kim ngạch xuất khẩu của

cả nước[41]. Công tác cơ giới hóa nền nông nghiệp ngày càng được chú trọng góp phần tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, giảm sức lao động của người nông dân.

Về nông dân: đời sống của nông dân nâng lên, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu đáng kể. Tính tới năm 2012 tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước giảm xuống còn 9,6% (theo tiêu chí mới), thu nhập bình quân đầu người tăng gần 2 lần so với năm 2008 [41]. Trình độ dân trí, điều kiện dân sinh ngày càng tăng lên và được đảng, nhà nước quan tâm chú trọng.

Về nông thôn: mô hình nông thôn mới bước đầu đã đem lại diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Đã có 98,6% số xã có điện, 96,2% hộ có điện lưới thắp sáng, 49,2% hộ nông dân có nhà kiên cố, 87,4% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 71,8% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 97,8% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 49,1% số xã có nhà văn hóa, 89,3% số xã có bưu điện, 90,8% số xã có trường trung học cơ sở, hầu hết số xã có trường tiểu học và lớp mẫu giáo [41].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế, do đó phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của đất nước:

Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Năng xuất, chất lượng và đặc biệt là sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chưa hiệu quả.

Quy mô sản xuất của nông dân chủ yếu còn manh mún, nhỏ lẻ. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn ở

mức thấp, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Nông dân gặp không ít khó khăn trong việc đối phó với thiên tai, bệnh dịch và việc tiếp cận các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Công tác giải quyết việc làm, tái định cư sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp còn chậm dẫn tới tình trạng một bộ phận lớn nông dân thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm đời sống vô cùng khó khăn. Sự trênh lệch giàu nghèo ngày một ra tăng giữa nông thôn và thành thị dẫn tới nảy sinh không ít những vấn đề bức xúc trong xã hội.

Nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hóa; Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Thiếu chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế. Những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là xuất phát từ việc hạn chế, bất cập trong nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là vai trò chủ thể của nông dân. Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Do đó, để thực hiện thắng lợi những mục tiêu xây dựng nông thôn mới trước hết cần thay đổi nhận thức về vấn đề tam nông: nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Chú trọng tới công tác vận động nông dân, xây dựng, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nông dân trong tình hình mới.

Thứ hai: Xuất phát từ vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Một là: Nông dân là lực lượng to lớn, họ là đồng minh quan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, từ đó tạo nên nền tảng ban đầu cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà đảng, nhà nước đã đề ra.

Với truyền thống một nước nông nghiệp, nông dân Việt Nam là những người đầu tiên khai phá, mở mang bờ cõi. Cuộc sống lao động của họ đã góp phần quan trọng hình thành lên giá trị vật chất, tinh thần và truyền thống văn hóa của dân tộc. Vấn đề nông dân và liên minh công – nông luôn là một vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đã chứng minh vai trò to lớn của giai cấp nông dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của nông dân: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của nước ta lấy dân làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước giàu, nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh” [50, 215]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nông dân lao động là một lực lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh vững chắc của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở” [51, 23]. Trên cơ sở đó, Đảng ta đã nhận thấy rõ: “Trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông

dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của giai cấp nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Trên cơ sở đánh giá vai trò quan trọng của nông dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác vận động nông dân và sớm xây dựng được liên minh công – nông vững chắc đem lại thắng lợi cho cách mạng đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.

Bước vào thời kỳ mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” [33, tr. 123-124]. Trên cở sở đó, Đảng ta đã tập trung xây dựng chiến lược vận động nông dân, nhằm phát huy vai trò to lớn của nông dân đối với phát triển nền nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Hai là: Nông dân đóng vai trò là “chủ thể” – lực lượng quyết định thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp nông dân nông thôn đã xác định rõ: “trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển...”. Việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới. Vai trò chủ thể của nông dân được thể hiện ở một số điểm sau:

Điểm một là: Nông dân thực sự nhận thức được tham gia xây dựng nông thôn mới là do chính mình, là sự quan tâm to lớn của đảng và nhà nước đến người nông dân, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, do đó họ cần tích cực tham gia, hưởng ứng.

Điểm hai là: Nông dân là người trực tiếp chủ động, tự giác tham gia chương trình, chủ động, sáng tạo, đoàn kết dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”.

Dân biết: nông dân là người nắm vững các kiến thức bản địa, do đó có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch và khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; Dân bàn: sự tham gia ý kiến của nông dân vào quá trình phát triển sản xuất, đời sống dân sinh trên địa bàn; Dân làm: nông dân là đối tượng trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới bằng những hành động thiết thực: đóng góp tiền của, sức lao động, vật tư và trí tuệ...; Dân kiểm tra: nông dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc liên quan tới xây dựng nông thôn mới từ chủ trương, chính sách tới các hoạt động cụ thể; Dân hưởng lợi: nông dân là những người trực tiếp được hưởng lợi từ phong trào xây dựng nông thôn mới.

Điểm ba là: Nông dân động viên gia đình hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị tổ chức, tích cực, tự nguyện tham gia, chung tay, góp sức phấn đấu thực hiện thành công 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Vai trò của nông dân là vô cùng to lớn, điều này không chỉ được chứng minh qua lịch sử cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn được thể hiện rõ qua công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011, đảng ta tiếp tục khẳng

định chủ trương: “Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn” [35, tr. 80]. Để phát huy tốt vai trò của nông dân vào trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn các cấp ủy đảng, chính quyền cần phải có những biện pháp thiết thực hơn đối với công tác vận động nông dân.

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện hiệp hòa thực trạng và vài kiến nghị (Trang 28 - 34)