Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh đánh giá chất lượng củ của các

Một phần của tài liệu đánh giá một số đặc tính nông sinh học, khả năng kháng bệnh mốc sương của các dòng lai bc1 giữa khoai tây lai soma và khoai tây trồng (Trang 68 - 70)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài

3.4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh đánh giá chất lượng củ của các

các đối tượng thí nghiệm.

Sau khi tiến hành theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh nhằm đánh giá phẩm chất củ của các dòng phục vụ công tác chọn tạo ra những dòng tốt nhất cả về tính khánh bệnh mốc sương cung như về năng suất và chất lượng.

Chúng tôi chỉ lựa chọn các con lai cho kết quả tốt về khả năng kháng mốc sương thu được ở các thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo trên lá đơn tách rời và trên lát cắt củđể tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa sinh. Kết quả thu được được thể

hiện qua bảng 3.9.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 3.9. Kết quảđánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh của một số dòng/giống khoai tây.

Tên dòng/giống Ký hiệu Đường khử (%) Tinh bột (%) Các dòng/giống bố mẹ Delikat 0,026 16,76 S.bulbocastanum blb2G 0,069 15,17 S.pinatisectum pnt2G 0,052 14,25 blb2G (+) Delikat 2283/5 0,038 17,05 pnt2G (+) Delikat 2195/2 0,048 14,86 2235/1 0,042 13,50 Các dòng con lai BC1 2195/2 (x) Delikat 13.1302.1 0,024 15,59 2283/5 (x) Delikat 13.1303.2 0,017 20,67 13.1303.4 0,022 19,56 13.1303.6 0,019 19,78 13.1303.11 0,020 20,58 2235/1 (x) Delikat 13.1304.2 0,028 13,29 Chú thích: (+): Ký hiệu lai soma (X): Ký hiệu lai hữu tính

Đối với hàm lượng đường khử: chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt.

Nhìn vào bảng 3.9 ta thấy hầu hết các con lai BC1 đầu có hàm lượng

đường khử thấp hơn dòng khoai tây trồng và các dòng dại. Thấp nhất là các dòng 13.1303.2 và 13.1303.6 lượng đường khửđạt lần lượt là 0,017 và 0,019.

Ngược lại với đường khử, hàm lượng tinh bột trong củ khoai tây lại càng cao thì càng tốt. Qua đánh giá chúng ta thấy được một số dòng con lai đã có hàm lượng tinh bột cao hơn dòng bố mẹ của chúng. Đáng chú ý hơn đó là các dòng 13.1303.2 và 13.1303.11 đạt tỷ lệ lần lượt là 20,67% và 20,58%.

Như vậy, qua phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh chúng ta thấy rằng có 4 dòng con lai BC1 có hàm lượng đường khử và tinh bột phù hợp với chỉ tiêu của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

giống khoai tây chế biến đó là các dòng 13.1303.2, 13.1303.4, 13.1303.6, 13.1303.11.

Một phần của tài liệu đánh giá một số đặc tính nông sinh học, khả năng kháng bệnh mốc sương của các dòng lai bc1 giữa khoai tây lai soma và khoai tây trồng (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)