Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá một số đặc tính nông sinh học, khả năng kháng bệnh mốc sương của các dòng lai bc1 giữa khoai tây lai soma và khoai tây trồng (Trang 29 - 32)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài

1.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của Vũ Hoan (1973) và Nguyễn Văn Viên (1995-1998) bệnh xuất hiện ở cả hai vụ động và đông xuân của các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Phòng với tỉ lệ bệnh trung bình là 40,6%, riêng vùng Hà Nội tỉ

lệ bệnh đạt 40% (Nguyễn Kim Vân, 1997). Bệnh xuất hiện vào tháng 12 vụ đông năm trước và có thể kéo dài tới tháng 4 của vụ xuân năm sau (Nguyễn Văn Viên, 1998).

Công tác xây dựng hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh đã được nhiều cơ quan quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những kết quảđáng khích lệ. Gần đây, quy trình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng nguồn nuôi cấy mô

đã được nhận giải nhì VIFOTEC năm 2008 và được công nhận là TBKT năm 2009 (Viện SHNN – Trường ĐHNN HN).

Có thể điểm qua một số nghiên cứu trong nước về chọn tạo giống khoai tây chống chịu bệnh mốc sương tại Sapa – Lào Cai (1988-1990) đã tiến hành

đánh giá tính kháng bệnh mốc sương trên nguồn vật liệu do CIP cung cấp gồm 6 dòng/going BR: 2-71; 2-46; 2-88; 2-33; 2-100 vụ thu đông 1990 (từ tháng 9 đến tháng 11), kết quả cho thấy 3 dòng khác nhau ở mức độ khá với bệnh mốc sương (LBR : 2-71; 2-46; và 2-100), thể hiện tính kháng cao hơn so với đối chứng (Đào Huy Chiên, Trịnh Văn Mỵ, 1990).

Theo tác giả Phạm Xuân Tùng tại Đà Lạt (1988) điều kiện khí hậu và tính kháng của giống là rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh mốc sương, ví dụ trên cùng giống khoai tâyAtzimba mức độ nhiễm mốc sương mùa mưa là 5, năng suất là 6,3 và mùa khô là 3, năng suất là 13,3 (chênh lệch 211%), giống LT-2: 238%, giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

P-006-16: 247%. Nhưng đối với giống kháng BR-112-113 mức độ nhiễm bệnh mùa mưa là 4 và mùa khô là 3 tương ứng năng suất là 14,6 và 13,1.

Giai đoạn 1980-2000 quan hệ hợp tác nghiên cứu CIP với Việt Nam chương trình chọn giống đã giới thiệu, đánh giá và chọn lọc được một số dòng/ giống khoai tây kháng bệnh mốc sương như các giống Atzimba, CFK-69.1, B- 71.2902 và P3 đã được trồng rộng rãi tại Cao nguyên Đà Lạt, thay thế những giống cũ nhập từ Châu Âu, sau đó phát triển thêm giống Hồng 07 rất được ưa chuộng của người sản xuất và người tiêu thụ.

Bằng việc áp dụng CNSH đánh dấu phân tử trong chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương, tháng 5 năm 2005 đã cung cấp cho Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ (RCRDC) 32 dòng giống kháng bệnh mốc sương, trung tâm đã nghiên cứu đánh giá các dòng/giống trên ở các vùng sinh thái đồng bằng (tại Thanh Trì-Hà Nội) và vùng cao phía Bắc (tại Tân Lạc và Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình), kết quả đã chọn được các dòng kháng bệnh mốc sương phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam đó là các dòng: 393073.179, 393379.4, 393371.159. Các dòng trên được tiếp tục đánh giá về các yếu tố sinh trưởng phát triển và năng suất để phát triển trong sản xuất.

Công cuộc chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương đã kéo dài hơn một thế kỷ nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết . Nguyễn Thị Phương Thảo và

đồng tác giả, 2009 đã rất thành công khi dung hợp các dòng/giống khoai tây nhị

bội để tổ hợp các đặc tính kháng bệnh virus PVX, PVY.

Gần đây, Hoàng Thị Giang, Đỗ Thị Thu Hà và các cs, 2013 của Viện SHNN- Học viên Nông nghiệp Việt Nam đã có sự hợp tác liên kết với Viện Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng JKI Đức đã tiến hành nghiên cứu tạo, đánh giá con lai soma khác loài giữa các giống khoai tây trồng và các dòng khoai tây dại mang khả năng kháng bệnh mốc sương bằng dung hợp tế bào trần đã lựa chọn ra được các con lai soma có khả năng kháng bệnh mốc sương, có kiểu hình giống khoai tây trồng và mang đặc tính nông sinh học tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Cùng với những tiến bộ và thành tựu đạt được của thế giới trong nghiên cứu cải tạo giống cây trồng bằng dung hợp tế bào trần, Việt Nam đang dần kế

thừa và bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật dung hợp tế bào trần tạo giống khoai tây kháng bệnh virus, mốc sương cũng như một số dịch hại nguy hiểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá một số đặc tính nông sinh học, khả năng kháng bệnh mốc sương của các dòng lai bc1 giữa khoai tây lai soma và khoai tây trồng (Trang 29 - 32)