Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Là một Tổng công ty lớn bao gồm nhiều công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp do đó hệ thống báo cáo kế toán ở Tổng công ty Giấy cũng tương đối phức tạp. Tổng công ty thực hiện hạch toán tổng hợp trên cơ sở các báo cáo quyết toán từ các công ty và đơn vị sự nghiệp gửi lên. Theo định kỳ, các báo cáo tài chính bắt buộc (cả quy định của Nhà nước, cả quy định của Tổng công ty) được các đơn vị sự nghiệp và các công ty lập và gửi trình phòng kế toán Tổng công ty. Tại Phòng Tài chính - Kế toán của Tổng công ty cũng lập các báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động tại Văn phòng Tổng công ty để làm cơ sở tổng hợp báo cáo toàn Tổng công ty.

Hệ thống báo cáo tài chính được tổng hợp từ các đơn vị sự nghiệp và các công ty là hệ thống báo cáo được ban hành theo Thông tư 100/1998/TT-BTC bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN).

- Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 - DN). - Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 - DN).

- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B04 - DN).

Trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị sự nghiệp và các công ty, phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh toàn ngành để trình các cơ quan quản lý.

Các báo cáo được lập theo đúng mẫu qui định, được lập trình đầy đủ, kịp thời do kế toán tổng hợp lập, trình kế toán trưởng và Tổng giám đốc duyệt, sau đó gửi đến các cơ quan quản lý, theo dõi. Các báo cáo đều đảm bảo số liệu chính xác, trung thực.

Ngoài các báo cáo bắt buộc trên, để phục vụ cho công tác quản lý, dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và yêu cầu của Bộ Công nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các công ty còn phải lập các báo cáo theo sự hướng dẫn của Tổng công ty. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị theo mẫu báo cáo của Tổng công ty ở các đơn vị sự nghiệp và các công ty gồm:

+ Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (Mẫu 1/BCKT).

+ Giá thành theo khoản mục toàn bộ sản phẩm (Mẫu 2/BCKT). + Giá thành theo khoản mục từng sản phẩm (Mẫu 3/BCKT). + Phân tích tiêu thụ (Mẫu 4/BCKT).

+ Quyết toán tiền lương (Mẫu 5/BCKT). + Khấu hao tài sản cố định (Mẫu 6/BCKT). + Tình hình công nợ (Mẫu 7/BCKT).

+ Tăng, giảm vốn kinh doanh (Mẫu 8/BCKT). + Xây dựng cơ bản dở dang (Mẫu 9/BCKT). + Tình hình sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. + Bảng tổng hợp công việc sửa chữa lớn.

+ Bảng kê tiền thuế đất và tiền thuế nhà đất. + Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm năm. + Bảng kê TSCĐ có giá trị dưới 5 triệu đồng. + Biểu tổng hợp chi phí lâm sinh

Các báo cáo này thuộc loại báo cáo kế toán quản trị, để phục vụ cho công tác quản lý, các báo cáo này được lập một cách cụ thể và chi tiết. Giá thành theo khoản mục toàn bộ sản phẩm cũng như giá thành từng sản phẩm được kê đến từng loại chi phí cụ thể. Tình hình công nợ (phải thu, phải trả, tạm ứng, phải trả khác) được kê đến từng đối tượng trong đó còn quan tâm đến đối tượng khó đòi. Bảng kê tình hình

sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được kê đến từng loại tiền để theo dõi cũng như Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm năm được chi tiết cho từng loại sản phẩm và Bảng kê TSCĐ kê đến từng loại TSCĐ cùng với khấu hao...

Việc tổng hợp báo cáo để lập báo cáo toàn ngành và kiểm tra số liệu trên báo cáo quyết toán là tương đối phức tạp. Để đảm bảo việc lập báo cáo kế toán thống nhất, kịp thời và trung thực, các đơn vị sự nghiệp và các công ty phải lập báo cáo quyết toán từng quý theo mẫu biểu qui định thống nhất toàn ngành và gửi lên Tổng công ty.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w