Giải pháp vĩ mô tháo gỡ khó khăn cho công tác định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa ở Việt nam

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

- Thời giá hoàn tất định giá doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn:

3.2. Giải pháp vĩ mô tháo gỡ khó khăn cho công tác định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa ở Việt nam

nghiệp trong quá trình cổ phần hóa ở Việt nam

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống:

Đối với những văn bản pháp luật đã ban hàng mà còn nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình đưa vào thực tiễn thì cần có những bổ sung; sửa đổi kịp thời, hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra. Đồng thời phải xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan tới công tác định giá doanh nghiệp mang tính thực tiễn như: cách tính giá trị tài sản đối với một số ngành nghề cụ thể, phương pháp định giá nào là tối ưu đối với từng loại doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong định giá giữa các doanh nghiệp với nhau….

Các văn bản pháp luật này phải đmra bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không gây mâu thuẫn cho nhau, không gây khó khăn khi áp dụng. Các cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ phần hóa và Định giá luôn cần quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người thực hiện và liên quan đến hoạt động định giá để kịp thời cõ những sửa đổi và thích nghi với thực tiễn.

- Phát triển thị trường chứng khoán:

Thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn của doanh nghiệp với số lượng cổ phần và mệnh giá cổ phẩn chào bán. Hoạt động định giá doanh nghiệp cũng góp một phần vào sự thành công hay thất bại của đợt chào bán này. Bởi giá trị doanh nghiệp không trung thực và chính xác sẽ không đảm bảo cho việc doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư thành công và hợp pháp. Sự thành bại và diễn biến của việc thu hút vốn sẽ là thông tin phản hồi cho chất lượng công tác định giá.

Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch, giá trị chứng khoán luôn giao động xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp, cũng là thước đo tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, ta cần có những chính sách đúng đắn để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam:

- Đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch cho thị trường

- Duy trì một thị trường ổn định, có các biện pháp ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường

- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp và có tác dụng điều chỉnh tích cực đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng như diễn biến của thị trường.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w