Sự lựa chọn phương pháp định giá

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Ở trên đã nêu ra những phương pháp định giá áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp. Lựa chọn phương pháp định giá thích hợp là rất quan trọng trong Cổ phần hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những đặc trưng riêng, ở Việt Nam, doanh nghiệp thường lựa chọn giữa 2 phương pháp: phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Để lựa chọn đúng đắn cần quan tâm tơi những yếu tố ảnh hưởng.

a. Mục đích định giá:

Mục đích định giá cụ thể là dựa trên cơ sở chủ thể thực hiện định giá, người mua hay người bán, và mục tiêu của chủ thể đó khi tiến hành định giá. Ví dụ như ngân hàng khi định giá để thực hiện hoạt động cầm cố doanh nghiệp, tức là người mua, với mục đích xác định khả năng trả lãi và gốc của doanh nghiệp, sẽ định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, khác với khi ngân hàng định giá nhằm tính toán số nợ có thể thu hồi được với doanh nghiệp bị phá sản, lúc này ngân hàng sẽ sử dụng phương pháp tài sản.

Trong định giá cổ phần hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp đứng trên góc độ người bán. Xét cụ thể trong hoàn cảnh Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, người bán thực hiện định giá dựa trên kì vọng công ty tiệp tục hoạt động và mang lại hiệu quả kinh doanh trong tương lai; do vậy phương pháp lựa chọn

phù hợp là các phương pháp dựa trên cơ sở kết quả hoạt động, phương pháp dòng tiền chiết khấu được ưu tiên sử dụng hơn hẳn.

b. Ngành nghề kinh doanh:

Các doanh nghiêp sản xuất, công nghiệp, thương mại,.. giá trị chủ yếu của doanh nghiệp nằm ở tài sản thì sẽ lựa chọn phương pháp tài sản.

Ngược lại đối với các doanh nghiệp tư vấn, tài chính, bảo hiểm, kiểm toán; khi mà giá trị của doanh nghiệp chủ yếu đem lại từ đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, cơ sở vật chất có giá trị nhỏ nên thường sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu.

c. Khả năng sinh lời:

Đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ khả năng thẩm định giá bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu trở nên rất khó khăn vì phương pháp này áp dụng với giả thiết doanh nghiệp luôn hoạt động liên tục tức tạo ra dòng tiền dương. Do đó những doanh nghiệp này thường sử dụng phương pháp tài sản.

d. Độ ổn định thu nhập và dòng tiền tương lai:

Doanh nghiệp có dòng tiền tương lai ổn định thường sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Ngược lại với các doanh nghiệp khó xác định được dòng tiền tương lai, hay hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chắc chắn (chính sách của chính phủ, …) thì việc xác định dòng tiền tương lai gặp nhiều khó khăn, trong trường hợp này doanh nghiệp được định giá bằng phương pháp tài sản hoặc so sánh.

e. Sự sẵn có của các chuẩn định giá trên thị trường:

Khi áp dụng phương pháp tài sản: so sánh giá trị tài sản của doanh nghiệp với giá thị trường.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu cũng cần xác định lãi suất chiết khấu của dòng tiền thu về, tức cũng phải so sánh và lấy lãi suất của dòng tiền có độ rủi ro tương đương.

Phương pháp tỷ lệ so sánh, phương pháp này thường được sử dụng khi tồn tại doanh nghiệp có quy mô, vốn, ngành nghề tương đương.

Ta thấy khi sử dụng mỗi phương pháp đều cần những cơ sở của các chuẩn định giá trên thị trường, nên khi chuẩn định giá đó đã được xác định và sử dụng thông dụng thì việc định giá trở nên đơn giản hơn, khi chuẩn định giá đó chưa được xác định thì chuyên viên thẩm định giá sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục, cũng như phán đoán hơn để định giá.

Trên đây là 5 nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá của doanh nghiệp, mỗi doạnh nghiệp xác định đặc điểm của mình trong từng yếu tố như thế nào để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w