Thực trạng công tác định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa ở Việt nam

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 45)

hóa ở Việt nam

2.3.1.Thực trạng về phương pháp định giá bằng tài sản

Khi áp dụng phương pháp tài sản, việc xác định giá trị doanh nghiệp có chính xác không, việc quan trọng nhất là xác định giá trị thực tế tài sản, các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp là: Số liệu trên sổ sách của

doanh nghiệp, số lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế, tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá cả thị trường, giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, uy tín doanh nghiệp, mẫu mã, thương hiệu).

- Xác định giá trị thực tê tài sản là hiện vật (tài sản hữu hình):

Cần quan tâm hai việc đó là xác định nguyên giá tính theo giá thị trường và xác định chất lượng còn lại thực tế theo tỷ lệ phần trăm làm cơ sở xác định giá trị thực tế của tài sản theo công thức:

Giá trị thực tế của tài sản= Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá

Theo đó các khái niệm về giá thị trường của tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện, công trình xây dựng cần phải hiểu đúng bản chất để áp dụng được chính xác.

Thực tế còn một số doanh nghiệp áp dụng sai quy định, hướng dẫn để thực hiện xác định giá trị tài sản thấp hơn thực tế như:

+ Viện lý do thị trường không có tài sản tương đương để tính theo giá trị nguyên giá của tài sản ghi trên sổ kế toán theo số liệu từ khi hình thành tài sản thông thường còn thấp hơn nhiều với hiện tại, trong khi đó hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp không có tài liệu của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nào xác nhận tài sản đó hiện không có lưu hành trên thị trường và cũng không có tài liệu nào chứng minh rằng doanh nghiệp và tư vấn đã có những khảo sát thị trường cần thiết cho việc đánh giá đó.

Đối với vật tư, hàng hóa thông thường khi xác định giá trị, tư vấn lấy luôn giá trị trên sổ sách. Việc làm này có thể gây thiệt hại cho nhà nước vì giá trị vật tư hàng hóa tồn kho có thể lớn hơn giá trị sổ sách nếu thực hiện đúng quy định. Muốn xác định chính xác trước hết cần phải biết số lượng cũng như chủng loại vật tư, hàng hóa tồn kho. Bước tiếp theo phải xác định được đơn giá trừng chủng loại vật tư hàng hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh

nghiệp. Sau khi xác định được giá trị từng chủng loại vật tư hàng hóa, ta sẽ xác định được giá trị vật tư hàng hóa tồn kho.

Đối với các tài sản là công trình, sản phẩm xây dựng cơ bản thì không áp dụng đúng đơn giá xây dựng cơ bản hoặc suất đầu tư ban hành gần thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để xác định giá trị tìa sản mà lựa chọn đơn giá, suất đầu tư thấp hơn. Hoặc sử dụng đơn giá, suất đàu tư để xác định giá trị tài sản không đúng đối tượng, tài sản có đơn giám suất đầu tư thấp cho tài sản công trình có đơn giá, suất đầu tư thực tế cao hơn. Trường hợp khác thì viện lý do trên địa bàn địa phương chưa ban hành đơn giá nên đã vận dụng tùy ý để xác định tìa sản sai lệch nhiều so với giá trị thực tế.

+ Về xác định chất lượng tài sản còn lại: Các doanh nghiệp thường xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản thấp hơn tỷ lệ còn lại thực tế. Mặt khác, doanh nghiệp cùng tư cấn cho rằng các tài sản đã hết khấu hào hoặc khấu hao còn ít (nhỏ hơn 20%) thì cứ đánh giá lớn hơn hoặc bằng 20% là được, từ đó có những doanh nghiệp đã xác định một loạt giá trị tìa sản còn lại là 20%, bỏ qua hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật như: Đối với nhà cửa kiến trúc phải có giá trị còn lại lớn hơn hoặc bằng 40% thì mới dử dụng đảm bảo an toàn về chất lượng, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn áp dụng tỷ lệ 20%.

Với chất lượng còn lại và nguyên giá thấp hơn thực tế, kết quả là giá trị thực tế tài sản đánh giá theo phương pháp tài sản thấp hơn rất nhiều so với thực tế, bất hợp lý và không phù hợp, gây thất thoát tài sản nhà nước.

- Xác định giá trị tài sản cố định vô hình:

Tài sản cố định vô hình là những tìa sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính,… Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phì mà doanh

nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

Theo phương pháp tài sản, giá trị tài sản vô hình được xác định theo giá trị còn lại hạch toán trến ổ kế toán.

Tại một số doanh nghiệp, TSCĐ vô hình đã đã khấu hao hết và thu hồi đủ vốn mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng nhưng lại không được đánh giá lại để đưa vào giá trị doanh nghiệp dẫn đến không đảm bảo chính xác, đặc biệt với những doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định vô hình lớn. Ngoài ra còn có trường hợp doanh nghiệp cố tình khấu hao tài sản nhanh để trên sổ sách giá trị của tài sản còn thấp hơn nhiều so với giá trên thị trường.

- Đối với tài sản vô hình là giá trị thương hiệu:

Đây là một yếu tố quan trọng cấu thành giá trị doanh nghiệp, việc xác định giá trị thương hiệu khi cổ phần hóa là vấn đề thiết yếu. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp tài sản rất khó xác định được chính xác giá trị thương hiệu nếu chỉ dựa trên giá trị sổ sách kế toán. Giá trị thường hiệu của doanh nghiệp không phải là giá trị thông thường, vì vậy cần có hướng dẫn về phương pháp xác định giá trị thương hiệu. Cho đến này khi định giá cổ phần hóa các doanh nghiệp vẫn chưa tình đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Việc định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản hữu hình khiến một số doanh nghiệp bị định giá thấp đi.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w