Thực trang khuôn khổ pháp lý về định giá doanh nghiệp ở Việt nam

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

nam

Trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam thời gian qua, tài sản vô hình nói chung, hay thương hiệu nói riêng, chưa được chính thức công nhận trong các báo cáo tài chính của các DN. Ngay Quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình, nên chưa có cơ sở hạch toán khi các DN tham gia đấu giá, CPH hay IPO lần đầu ra công chúng… Điều này gây nhiều trở ngại và thiệt thòi cho DN trong quá trình định giá DN và khi IPO. Thậm chí nhiều DN lúng túng trong việc định giá thương hiệu khi có nhu cầu cổ phần hóa hay góp vốn bằng thương hiệu.

Về giá trị thương hiệu, Thông tư số 146/2007/TT - BTC ngày 06/12/2007 quy định: "Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của DN trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị DN hoặc kể từ ngày thành lập đối với các DN có thời gian hoạt động của DN ít hơn 10 năm... Có thể nói, quy định nêu trên của Thông tư 146 là quy định pháp lý duy nhất ở Việt Nam liên quan đến việc xác định giá trị thương hiệu... Tuy nhiên, các qui định trên chỉ có ý nghĩa đối với việc CPH các DNNN. Do đó, việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, góp vốn liên doanh, liên kết... bằng giá trị thương hiệu đối với các DN tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta đến nay vẫn còn là... một khoảng trống bỏ ngỏ.

Đặc biệt, hành lang pháp lý cho các DN định giá thương hiệu còn thiếu và chưa đầy đủ. Theo Thông tư hướng dẫn xác định giá trị DN số 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, khi các DN có lợi thế kinh doanh (gồm vị trí địa lý, uy tín, thương hiệu mạnh…) xác định giá trị DN áp dụng công thức tính dựa trên giá trị sổ sách của DN và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn. Công thức này không hoàn toàn phù hợp trên thực tế, nhất là áp dụng với các DN kinh doanh thương mại và dịch vụ điều này dẫn đến việc đánh giá không đúng giá trị thực của thương hiệu. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự quan tâm đầu tư đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các DN VN chưa thực sự cao. Việc đầu tư làm thương hiệu nhiều khi chỉ mang tính chất thời vụ phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp chứ chưa coi đó là một quá trình liên tục.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w