Mục tiêu và định hướng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)

- Thời giá hoàn tất định giá doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn:

3.1.1.Mục tiêu và định hướng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

nước

Sau khi kết thúc giai đoạn 2011-2015, Chính phủ tiếp tục định hướng cổ phần hóa doanh nghiệp còn lại trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt 109 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trong giai đoạn này. Với cơ chế chính sách cơ bản đầy đủ và phù hợp vấn đề trách nhiệm, quyết tâm cổ phần hóa còn lại ở người lãnh đạo doanh nghiệp, bộ, nghành và địa phương có liên quan.

Các doanh nghiệp mà đã thành lập được ban chỉ đạo cổ phần hóa thì nhanh chóng xác đinh giá trị phù hợp, minh bạch, tránh lãng phí thất thoát tài sản nhân dân sau đó công bố và tiến hành cổ phần hóa. Đẩy mạnh niêm yết trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp nào mà đã cổ phần hóa rồi mà chưa đạt được tỉ lệ như quy định thì tiếp tục bán cổ phần, đồng thời tiếp tục rà soát các doanh nghiệp không cần Nhà nước chi phối để tiếp tục bán cổ phần.

Các doanh nghiệp mà chưa có ban chỉ đạo cần thành lập nhanh chóng sau đó xác định giá trị, công bố để Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa. Đồng thời xây dựng phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu. Cụ thể, phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng đầu tư ngoài nghành, ngoài lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong đề án cổ phần hóa cần chú ý đối với từng lĩnh vực khác nhau có hướng thực hiện khác nhau. Đặc biệt với lĩnh vực ngân

hàng, tài chính, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm cần lưu ý hơn quá trình của mình:

Bước 1: Bán cổ phần công ty mẹ-tập đoàn/tổng công ty nhà nước cho tổ chức, cá nhân ngoài tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước không bán hoặc chuyển giao lại cho các đơn vị thành viên trong nội bộ.

Bước 2: Chuyển vốn về những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phù hợp. Việc chuyển vốn thực hiện thông qua hình thức chuyển giao vốn hoặc chuyển nhượng vốn.

Bước 3: Chuyển toàn bộ doanh nghiệp do tập đoàn, tổng công ty giữ 100% vốn sang tập đoàn, tổng công ty có ngành nghề kinh doanh cùng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chuyển giao. Thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng doanh nghiệp hoặc chuyển giao nguyên trạng.

Nhìn chung các doanh nghiệp phải đẩy mạnh nhanh quá trình cổ phần hóa. Nhưng luôn phải đảm bảo cổ phần hóa một cách tiệt để, hiệu quả và minh bạch. Tránh tình trạng đặt giá quá cao hoặc quá thấp không thu hút được nhà đâu tư tiềm năng và còn làm thất thoát tài sản nhà nước. Việc xác đinh giá luôn xem xét đến giá cả thị trường để có mức giá tối ưu nhất. Quá trình cổ phần hóa nhanh gọn dứt khoát để đạt được mục tiêu đề án. Cổ phần hóa là bước quan trọng nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, nghiêm túc trong việc thực hiện cổ phần hóa của các bên liên quan hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)