Giải pháp nâng cao hiệu quả FDIvào CNCBCT nhằm định hướng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến chế tạo đối với phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 55 - 60)

GIẢI PHÁP QUẢN LÍ FDI VÀO CNCBCT NHẰM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2014-

3.2, Giải pháp nâng cao hiệu quả FDIvào CNCBCT nhằm định hướng phát triển kinh tế

phát triển kinh tế

Với những phân tích chương 2, một số vấn đề liên quan liên quan tới sự tác động FDI tới phát triển kinh tế đó là: vấn đề chất lượng lao động và chuyển giao công nghệ, vấn đề xuất nhập khẩu, vấn đề mức giá, vấn đề môi trường. Chính vì vậy, đề tài đưa 4 nhóm giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả FDI vào CNCBCT nhằm đảm bảo phát triển kinh tế

3.2.1. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất Xây dựng các đặc khu kinh tế trong phạm vi có thể nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho quá trình thích nghi với công nghệ cao, tạo lòng tin cho nhà đầu tư về địa bàn hoạt động chế tạo, chế biến. Để làm được việc này, cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, hệ thống đường bộ cao tốc, dịch vụ đường sắt, phát triể các loại năng lượng sạch, hiệu năng cao như thủy triều, điện mặt trời, phong điện…Sự đầu tư này cần được quản lí chặt chẽ từ Trung ương đến Địa phương, cần được đầu tư có chọn lọc tại những khu kinh tế trọng điểm. Trong quá trình đầu tư, cần xử lí đền bù hợp lí cho người dân địa phương và nhanh chóng giao tài sản cho chủ đầu tư đặc biệt là những dự án lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án

Thứ hai Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các phương diện: khoa học kĩ thuật, công nghệ thong tin, quản trị kinh doanh...nhằm giảm chi phí nhân công cho nhà đầu tư qua việc giảm lượng chuyên gia, đốc công nước ngoài đưa sang Việt Nam, tăng hàm lượng chất xám trên sản phẩm, tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp quốc tế và phát triển trong nước. Để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp FDI cần giải quyết các vấn đề sau:

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực: nâng cấp, đầu tư các trường đào tạo lên ngang tầm khu vực và thế giới sẽ phát triển thêm trình độ của nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chiến lượng phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Cải thiện và tăng cường công tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực nước ta, tạo lòng tin cho nhà đầu tư về tiềm năng và triển vọng của nguồn lại động Việt Nam

3.2.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ

Việc phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm giảm lượng nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu dung trong quá trình lắp ráp, chế tạo…của ngành công nghiệp chế biến-chế tạo. Một số giải pháp được đề xuất như

- Xây dựng tổng thể quy hoạch ngành công nghiệp Phụ trợ, xây dựng các trung tâm công nghệ cũng như trung tâm hỗ trợ kĩ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện các biện pháp ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến nguyên liệu thô, linh kiện lắp ráp, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này.

- Cần có chương trình hành động cụ thể, kế hoạch chi tiết để triển khai phát triển ngành công nghiệp Phụ trợ hợp lí

3.3.3. Kiềm chế lạm phát

Vấn đề mức giá (lạm phát) đóng vai trò như nhân tố gia tăng chi phí cho các nhà đầu tư. Khuyến khích đầu tư nên gắn với những ưu đãi về giá cả, dịch vụ. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài. Tiếp thu bài học này, Việt

Nam nên tạo môi trường đầu tư ôn hòa, lành mạnh, giảm thiệu chi phí kinh tế cho các nhà đầu tư. Xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lí, vững mạnh là một trong những bước đệm căn bản cho việc khuyến khích đầu tư qua những giải pháp trên.

3.3.4. Kiểm soát quá trình xả thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường

Kiểm soát quá trình xả thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí môi trường từ ngân sách Nhà nước, giữ gìn môi trường sống, hạn chế bệnh dịch phát tán.

Thứ nhất: ở khâu xử lí chất thải, cần có sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền địa phương từ chu trình này. Thực tế, một số doanh nghiệp có dây chuyền xử lí chất thải nhưng không hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí. Chất thải chưa qua xử lí được thải trực tiếp ra môi trường sẽ khó hạn chế những ngoại ứng tiêu cực lên môi trường

Thứ hai: ở khâu xả thải, cần có nguồn xả thải hợp lí, hạn chế xả thải gây ô nhiễm song, hồ, đất đai canh tác, bầu không khí khu dân cư. Cần có phương pháp xử lí chất thải sau khi được xả. Một số công cụ các cấp chính quyền nên áp dụng chặt chẽ nhằm kiểm soát, hạn chế tác động của chất thải lên môi trường như; chuẩn thải đồng đều, phí thải, giấy phép xả thải, nhãn sinh thái…

Mặt khác, nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sinh thái, cần kiểm soát một số doanh nghiệp chế tạo-chế biến sử dụng nguyên liệu đầu vào là các tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam như : gỗ, than, dầu, khí đốt…hạn chế tình trạng tận thu tài nguyên, khoáng sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống

3.3.5. Các giải pháp khác

Một số giải pháp khác nên được triển khai như:

- Kiểm soát nợ của các doanh nghiệp CNCBCT ở các ngân hàng thương mại giảm thiểu rủi ro tín dụng bởi trong bối cảnh CNCBCT đang phát triển mạnh, tình trạng tăng trưởng nóng rất dễ xảy ra, một số nhà đầu tư nhỏ lẻ đầu cơ thất bại dễ phát sinh nợ xấu.

- Tạo hành lang pháp lí cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam, giảm thủ tục hành chính, ưu đãi về thuế.

- Xây dựng kế hoạch thu hút FDI vào CNCBCT theo khu vực địa lí một cách hợp lí, phát triển các dự án theo đúng kế hoạch, chiến lược.

- Khuyến khích các nhà đầu tư cung trong nước, giảm xuất khẩu, nhằm giảm áp lực giá cho người tiêu dùng

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 – 2013, FDI tập trung nhiều vào CNCBCT đã có những tác động nhất định đến phát triển kinh tế

Đề tài “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến-chế tạo đến phát triển kinh tế Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu những vần đề cả về lý luận và thực tiễn về tác động FDI vào CNCBCT và phát triển kinh tế; phân tích thực trạng vấn đề trên ở Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả FDI vào CNCBCT nhằm định hướng phát triển kinh tế. Những nội dung cụ thể mà đề tài đạt được là: Xây dựng được khung lý thuyết về các kênh truyền dẫn mà qua đó FDI vào CNCBCT tác động tới phát triển kinh tế. Theo đó, FDI tập trung vào CNCBCT tác động tiêu cực tới

lạm phát thông qua giá, lạm phát nhập khẩu và giá nguyên vật liệu; tới tỷ giá và cán cân thanh toán, tới mức độ chuyển giao công nghệ, thất nghiệp qua chu trình sản xuất của các doanh nghiệp (nhập khẩu-lắp ráp-xuất khẩu), qua tác động đến môi trường qua hành vi thải Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng FDI vào CNCBCT và phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua kèm theo những hạn chế. Cụ thể:

- FDI vào CNCBCT ở Việt Nam đã có sự tăng nhanh về số lượng và dự án trong thời gian qua. Tuy nhiên, chất lượng của FDI vào CNCBCT còn nhiều hạn chế như thiếu công nghiệp phụ trợ, công nghệ ít được chuyển giao…Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô cũng có nhiều bất ổn về lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán,

- FDI vào CNCBCT đã có những tác động tới bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua thông qua các kênh truyền dẫn được xây dựng trong khung lý thuyết. Cụ thể, FDI vào CNCBCT đã làm tác động tới lạm phát, cán cân thương mại và cán cân thanh

Đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả FDI vào BĐS nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đó là: dẩy mạnh chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp phụ trợ, kiềm chế lạm phát, kiểm soát quá trình xả thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường

Kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới. FDI vào CNCBCT cũng vì thế có thể tăng nhanh trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam cần đánh giá tác động FDI tới bất ổn kinh tế vĩ mô, từ đó có những chính sách phù hợp trong thời gian tới. Đặc biệt, Việt Nam nên xây dựng chỉ số cảnh báo kinh tế vĩ mô khi FDI tăng nhanh như hiện nay.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến chế tạo đối với phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 55 - 60)

w