THỰC TRẠNG FDI VÀO CNCBCT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến chế tạo đối với phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 32 - 37)

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013

2.1, Thực trạng FDI vào CNCBCT ở Việt Nam

2.1.1, Khái quát tình hình thu hút FDI

FDI là nguồn vốn lớn của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đóng góp quan trọng vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX đến trước năm 2006, FDI vào CNCB tuy còn hạn chế trong thời gian đầu nhưng có tác động lớn tới nền kinh tế.

Biểu đồ 1: Tình hình vốn đăng ký và thực hiện FDI giai đoạn 2004 - 2013

Đơn vị: triệu USD Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng kết cho thấy, giai đoạn 1991 – 1996, FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn 1997 – 1999, Việt Nam trải qua giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký đi cùng với sự tụt dốc của tăng trưởng kinh tế. Nếu như FDI đăng ký năm 1996 là 10,1641 tỷ USD thì năm 1997, 1998, 1999 lần lượt chỉ bằng 50,18%, 25,24%, 27,93% so với 1996. Sự tin tưởng dòng vốn đầu tư FDI của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan đã góp phần tạo nên khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á. Luồng vốn FDI được đổ ào ạt vào thị trường BĐS trong giai đoạn trước ở Đông Nam Á, để rồi họ lại rút vốn khi nhận thấy thị trường đã bị thổi phồng đã ảnh hưởng tới kinh tế các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 1998 chỉ là 4%, năm 1999 là 4,8%,trong khi những năm 1993 – 1996, con số trung bình là 9%.

Giai đoạn 2000 – 2005, FDI đăng ký tăng trở lại, trong đó nổi lên là dự án đường ống Nam Côn Sơn (năm 2000) có tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ USD. FDI luôn chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, đóng góp khoảng 15,5% GDP.

Giai đoạn 2006 – 2011, FDI bắt đầu bứt phá từ năm 2006. Tổng số vốn đăng ký cả giai đoạn lên 162,727 tỷ USD tăng gấp 5,9 lần so với giai đoạn trước, đạt kỷ lục đó là dòng vốn FDI năm 2008 với tổng số vốn đăng ký là 71,726 tỷ USD (biểu đồ 2.1).

Tuy nhiên, dòng vốn FDI không duy trì đều đặn mà biến động bất thường. Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, FDI đăng ký mới trong những năm 2007, 2008 có mức tăng mạnh, tập trung lớn vào thị trường BĐS. Có thể nói những bất ổn của thị trường BĐS Việt Nam được nhìn thấy khi phát triển quá nóng. Và khi nó được cộng hưởng với khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Hoa Kỳ do tình trạng cho vay dưới chuẩn của các NHTM trong lĩnh vực BĐS, niềm tin vào thị trường BĐS bắt đầu giảm sút, một trào lưu thoái vốn FDI vào BĐS diễn ra, làm cho FDI đăng ký cũng bị giảm đi rõ rệt trong giai đoạn 2009-2013 (biểu đồ 2.1).

Dòng vốn FDI đăng ký thời kỳ này là rất lớn, nhưng FDI thực hiện thì chỉ bằng tổng 34,18% số vốn đăng ký, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2000 - 2005, trong khi FDI đăng ký tăng tới 5,9 lần. Điều này có nghĩa là thực tế, dòng vốn đầu tư này chảy vào Việt Nam tăng lên không đáng kể nếu so với FDI đăng ký là rất ấn tượng. Tuy nhiên, dòng vốn này cũng phần nào làm cân bằng cán cân thanh toán.

2.1.2, Thực trạng FDI vào CNCBCT giai đoạn 2008-2013

Qua biểu đồ, ta có thể thấy nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng và đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2008-2013 trong cơ cấu tổng số vốn FDI vào Việt Nam

Biểu đồ 2: Giá trị vốn FDI vào CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2008 là thời kì FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam với tổng lượng vốn lên đến 71726.8 triệu USD thì riêng ngành công nghiệp chế biến-chế tạo chiếm 30,2% trong tỉ trọng tổng nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, có một sự sụt giảm mạnh trong năm 2009 cả về tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tỉ trọng nguồn vốn vào công nghiệp chế biến-chế tạo nói riêng. Trong năm 2009, tổng lượng vốn FDI thu hút được đạt

23107.5 triệu USD trong khi cơ cấu vốn FDI vào công nghiệp chế biến chế tạo chỉ chiếm 9,6% (2220 triệu USD) và chỉ có dấu hiệu tăng mạnh vào giai đoạn 2010-2011.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), nửa đầu năm 2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 6,38 tỉ USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bức tranh đầu tư chung kém sắc đó, điểm sáng là tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo đang tăng lên. GS-TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN FDI, cho rằng sự chuyển dịch này rất quan trọng, vì đây là lĩnh vực mà những năm qua Việt Nam rất mong muốn thu hút được vốn FDI. 6 tháng đầu năm 2012, theo Cục Đầu tư nước ngoài, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo ở vị trí dẫn đầu, chiếm 63% tổng vốn đầu tư, với 288 dự án, đạt 4,02 tỉ USD (cả dự án mới và tăng vốn). Trong khi cả năm 2011, con số này chỉ là 48,5%. Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 12 tháng năm 2013 tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 21,628 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2012; tổng số vốn giải ngân được 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% với cùng kỳ năm 2012. Kết quả đạt được này vượt xa con số dự báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cho cả năm 2013 là 13-14 tỉ USD.

Trong 18 ngành lĩnh vực thu hút vốn FDI năm 2013 thì công nghiệp chế biến - chế tạo là ngành có sức hút lớn nhất với 16,636 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 214,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 28,4% GDP trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 58,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,4% và tăng 4,4%. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2014 thu hút 252 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 2046,7 triệu USD, giảm 6% về số dự án và giảm 38,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 82 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 1287,3 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 3334 triệu USD, giảm 49,6% so với cùng kỳ năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2014 ước tính đạt 2850 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong quý I, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 2332 triệu USD, chiếm 69,9% tổng vốn đăng ký. Như vậy, xét trong khoảng thời gian ngắn hạn (2012-2014), FDI vào Việt Nam đang có khuynh hướng tập trung vào ngành này

Năm 2013, Việt Nam chính thức vượt mốc 20 tỷ USD thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng nhiều chuyên gia kinh tế không tỏ ra hào hứng với kỷ lục mới này với quan điểm, chất lượng vốn đầu tư mới thực sự là điều đáng quan tâm. 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam gần như không thu được nhiều về kỹ năng quản trị và cũng gần như chưa nhận được tác động chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI. Trong 20 năm, tất cả những “ông lớn” trong giới đầu tư quốc tế lần lượt có mặt tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Nokia, Toyota, Mercedes, Coca Cola. Khoảng những năm 1990, trong “cơn khát” vốn đầu tư nói chung, các địa phương đã chào đón cùng rất nhiều ưu đãi về thuế và chính sách… Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Cũng trong khoảng thời gian đó, nhiều khoản lợi nhuận khổng lồ đã chuyển về nước họ, trong khi nhiều địa phương đã bắt đầu phải trả giá đắt về bài toán môi trường.

Trong 20 năm, rất nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực điện tử, ô tô, xe máy tới xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam nhưng công nghiệp phụ trợ gần như chưa phát triển. Mấy chục năm rồi, Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu thợ bậc cao, quản trị dự án và ngay nhà đầu tư ngoại cũng phải chật vật đi tìm đốc công. Nhân lực trong các nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam làm công đoạn nào biết công đoạn đó và gần như không nắm được quy trình sản xuất nói chung. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó trưởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô – Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: “Qua theo dõi và nghiên cứu số liệu hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài suốt hơn 20 năm qua cho thấy, chưa có đủ bằng chứng đủ thuyết phục cho thấy đã diễn ra quá trình chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là chưa kể những nhà đầu tư khôn ngoan đã nhập khẩu vào Việt Nam những công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Ngay từ khi đánh giá xúc tiến đầu tư, chúng ta đã không đánh giá khả năng lan tỏa của các dự án đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế Việt Nam, cả ở góc độ kỹ năng quản trị và chuyển giao công nghệ…

2.2, Thực trạng tác động FDI vào CNCBCT đến phát triển kinh tế ở Việt Nam

2.2.1.FDI vào CNCB tác động đến cơ cấu kinh tế

FDI vào CNCBCT đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một số tỉnh thành phố. Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, FDI vào CNCBCT thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Biểu đồ 3: Tỉ trọng giá trị các khu vực giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến chế tạo đối với phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 32 - 37)

w