Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2.2, FDIvào CNCTCB thúc đẩy phần nào xúc tiến chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư
hiệu quả đầu tư
Trước hết, xét ảnh hưởng tích cực của FDI vào CNCBCT tới phát triển khoa học công nghệ, qua tham khảo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số ICOR trong giai đoạn này có nhiều biến đổi. Giai đoạn 2000-2007, chỉ số ICOR chỉ dao động ở mức từ 4-5. Giai đoạn 2008-2010 đánh dấu mức tăng đáng kể của chỉ số ICOR (7,3; 7,8 và 6,3). Tuy nhiên, ICOR trong giai đoạn này cao nhưng chưa hẳn đã đánh giá được quá trình chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. ICOR cao phản ánh mức tăng vốn đầu tư mạnh nhưng không đi kèm với mức tăng trưởng GDP. Giai đoạn 2011-2013, chỉ số ICOR có dấu hiệu giảm rõ rệt cho thấy
hiệu quả đầu tư đã được cải thiện (5,9; 6,8; và 5,0). Nhưng những nhược điểm từ việc tính toán ICOR chỉ cho phép ta đánh giá chung về hiệu quả đầu tư một cách khái quát mà không giải thích rõ mức độ phát triển của công nghệ, khoa học kĩ thuật đến hiệu quả đầu tư.
Có thể nói, khi FDI vào CNCTCB sẽ thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, cơ sở chế biến ở Việt Nam. Bằng phương thức này, hiệu quả đầu tư được cải thiện trong môi trường thiếu vốn, thừa lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ trong trường hợp này chưa thực sự được chuyển giao theo đúng nghĩa của sự phát triển. Chỉ có một phần công nghệ hoặc những công nghệ lạc hậu được nhập khẩu bởi chu trình hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là nhập khẩu – lắp ráp – xuất khẩu. Như vậy, lợi ích của FDI sẽ chỉ là ngắn hạn khi Việt Nam thiếu vốn, thừa lao động. Còn vai trò của FDI trong việc góp phần đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng động, sáng tạo và có khả năng phát triển bền vững là rất hạn chế. Một lợi ích thường được nhắc đến trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là sự lan tỏa về công nghệ và kinh nghiệm quản lý thông qua các mối quan hệ thương mại và lao động giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp và lao động trong nước. Qua khảo sát chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI cho thấy hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là không lớn. Ông Jim Winkler- Giám đốc dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAD/VNCI) cho biết: "Những nhận định về thiếu tính liên kết với khu doanh nghiệp trong nước đã được đề cập trong báo cáo PCI năm 2010 tiếp tục được khẳng định khi kết quả khảo sát PCI 2011 cho thấy doanh nghiệp FDI nhập khẩu tới 57,5% hàng hoá, dịch vụ trung gian. Chỉ khoảng 40% hàng hoá, dịch vụ trung gian được mua trong nước và chỉ 2% trong số này do các doanh nghiệp tư nhân trong nước cung cấp". Khảo sát PCI 2011 cho thấy các doanh nghiệp FDI đều đánh giá cao các yếu tố: chi phí lao động; ổn định chính trị; chất lượng lao động; và ưu đãi thuế và đất. Điều này thể hiện tư duy kinh doanh ngắn hạn, nhất thời, thường thấy ở những mô hình kinh doanh nhỏ, gọn, linh hoạt, có thể điều chỉnh nhanh chóng. Họ không quan tâm đến bảo vệ sở hữu trí tuệ vì có lẽ họ thường sản xuất những mặt hàng có hàm lượng chất xám thấp (giày dép, quần áo) và cung ứng cho thị trường bên ngoài. Thực tế chứng minh, FDI vào CNCBCT có đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật, phương thức quản lí nhưng chỉ ở mức độ nhỏ, không có chuyển biến lớn. Việt Nam chưa tận dụng triệt để được lợi thế này khiến cho hiệu quả đầu tư, hiệu quả nguồn vốn FDI còn mờ nhạt
2.2.3, FDI vào CNCBCT giải quyết vấn đề thất nghiệp
FDI vào CNCBCT giải quyết phần nào vấn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp
Bảng 1: Tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực FDI giai đoạn 2008 – 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tỉ lệ
(%) 3.6 2.9 3.5 3.4 3.3 4.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 2: Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tỉ lệ (%)
12.9 13.5 13.6 13.8 13.8 20.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào số liệu trong bảng 2.7 có thể thấy, tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực FDI tuy biến động lên xuống thất thường (3,6% năm 2008 xuống 2,9% năm 2009, tăng lên 3,5% năm 2010 và lại giảm xuống mức 3,3% năm 2012 sau đó đạt mức 4,8% năm 2013) nhưng nhìn chung cả giai đoạn, tỷ lệ lao động có việc làm có hướng tăng và ngày càng cao trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, số lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục từ 12,9% năm 2008 lên 20,8% năm 2013 (bảng 2.8). Một điều khác thấy rõ đó là trong giai đoạn dòng vốn FDI vào CNCBCT bắt đầu tăng từ năm 2009 với mức độ nhỏ và thực sự tăng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013.
Từ những phân tích trên có thể suy luận, FDI vào CNCBCT đã tạo việc làm cho người lao động trong khu vực này. Hơn nữa, thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI này khi vào Việt Nam không những chỉ tạo việc làm cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp này mà còn tạo cơ hội việc làm cho người lao động thông qua các doanh nghiệp liên kết, những doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Điển hình như công ty Samsung Viêt Nam bắt đầu thành lập ở Việt Nam từ năm 2008 với 2.300 nhân viên, đến năm 2012 con số này tăng lên 23.000 nhân viên và đạt mức 43.000 nhân viên năm 2013. Năm 2013, dự án Samsung Complex được triển khai đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 40.000 lao động kỹ thuật và thu hút hơn 50 nhà đầu tư vệ tinh với khoảng 60.000 lao động.
Như vậy, dòng vốn FDI vào CNCBCT dẫn đến giảm tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn qua tham khảo các nguồn tài liệu thứ cấp, ta có thể thấy ngoại ứng tiêu cực của môi trường đầu tư tại Việt Nam làm cho Việt Nam không tận dụng tối đa lợi thế này. Hầu hết các lao động được thuê mướn trong khu vực FDI của CNCBCT là lao động phổ thông, hàm lượng chất xám trung bình một đơn vị sản phẩm thấp. Trinh độ khoa học kĩ thuật, quản lí và tiếp thu công nghệ của lao động Việt Nam còn hạn chế nên lợi thế số lượng đông và giá rẻ được các nhà quản lí vốn FDI tận dụng tối đa. Một số nhà đầu tư ở khu vực này phải đưa chuyên gia, kĩ sư, đốc công từ nước ngoài sang giám sát chuyên môn kĩ thuật.
2.2.4, FDI vào CNCBCT tác động đến xuất khẩu hàng hóa
FDI vào CNCBCT nhìn chung làm tăng tổng giá trị xuất khẩu và giá trị xuất khẩu nhà công nghiệp chế biến-chế tạo
Biểu đồ 5: Tỷ trọng xuất khẩu ngành CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ công thương
Trong giai đoạn 2008 – 2013 tỷ trọng xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến có giai đoạn giảm, có giai đoạn tăng nhưng nhìn chung có xu hướng tăng mạnh, đạt tỷ trọng lớn. Năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu khu vực này ước đạt 29,39 tỷ USD, chiếm 51,9% kim ngạch XNK, giảm 19,5% so với năm 2008 nhưng vào giai đoạn sau từ 2010 – 2013, tổng sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và đạt mức 93 tỷ USD năm 2013, gấp khoảng 3 lần năm 2009.
Biểu đồ 6: Tỷ trọng xuất khẩu trong khu vực FDI trong giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2008 – 2009 tỷ trọng xuất khẩu trong khu vực FDI nhìn chung có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Bước sang giai đoạn mới, 2009 – 2013 tỷ trong xuất khẩu dần được nâng lên, không những vậy còn tăng mạnh và đạt mức 88,4 tỷ USD năm 2013 (biểu đồ 2.5), chiếm 61,4% trong tổng KNXK, gấp gần 3 lần năm 2009 (30,4 tỷ USD). Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn 2008 – 2013 kim ngạch xuất khẩu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tăng và dần chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Biểu đồ 7: Tổng vốn FDI vào CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2008 là thời kì FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam với tổng lượng vốn lên đến71726.8 triệu USD thì riêng ngành công nghiệp chế biến-chế tạo chiếm 30,2% trong tỉ trọng tổng nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, có một sự sụt giảm mạnh trong năm 2009 cả về tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tỉ trọng nguồn vốn vào công nghiệp chế biến-chế tạo nói riêng. Trong năm 2009, tổng lượng vốn FDI thu hút được đạt 23107.5 triệu USD trong khi cơ cấu vốn FDI vào công nghiệp chế biến chế tạo chỉ chiếm 9,6% (2220 triệu USD) và chỉ có dấu hiệu tăng mạnh vào giai đoạn 2010 – 2013 (2,2 tỷ USD trong năm 2008 lên 16,64 tỷ USD năm 2013, gấp gần 7,5 lần).
Như vậy, trong giai đoạn 2008 – 2013 có thể thấy tỷ trọng xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến của cả nước tăng rõ rệt, tỷ trọng xuất khẩu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng manh và đang chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cùng với đó, các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng tập trung vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến. Như vậy có thể đưa ra kết luận, tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn 2008 – 2013 có
xu hướng tăng nhanh và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hay nói cách khác, dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo làm tăng tỷ trọng xuất khẩu quốc gia.
2.2.5, FDI vào CNCBCT tác động đến nhập khẩu hàng hóa
Có thể thấy, tỷ trọng nhập khẩu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng cao trong giai đoạn 2008 – 2013 mặc dù có giảm nhẹ trong khoảng 2008 – 2009.
Biểu đồ 8: Tỷ trọng xuất khẩu ngành CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bên cạnh đó, theo số liệu từ Tổng cục thống kê về tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2008 – 2013 như sau:
Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD năm 2008, 3,9 tỷ USD năm 2009 và tăng lên mức 17,7 tỷ USD năm 2013, mức độ tăng khá lớn, gấp gần 5 lần năm 2008. Bên cạnh đó còn một số hàng nhập khẩu có mức tăng tỷ trọng cao như: lúa mì, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, hóa chất, giấy…, cụ thể như:
Năm 2008, sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007.Năm 2010, lúa mỳ tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sắt thép tăng 15%. Đến năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng năm nay tăng so với năm trước, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,2 tỷ USD, tăng 12%; xăng, dầu đạt 9,9 tỷ USD, tăng 62,2%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng 26,1%; chất dẻo đạt 4,7 tỷ USD, tăng 25,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép 2,9 tỷ USD, tăng 12%; hóa chất đạt 2,7 tỷ USD, tăng 25,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, tăng 16,3%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,2%.Năm 2012, mặt hàng nhập khẩu: vải
đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; giấy tăng 8,9%.Năm 2013, mặt hàng nhập khẩu , kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: vải đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD, tăng 59,5%; chất dẻo đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,7%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD, tăng 23,6%.
Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn 2008 – 2013 nhập khẩu các hàng hóa thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tập trung nguồn vốn vào ngành công nghiệp chế biến. Hơn nữa, theo dõi hình trên có thể thấy tỷ trọng nhập khẩu trong khu vực FDI đang tăng lên một cách rõ rệt (từ 25,8 tỷ USD năm 2008 lên 74,5 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần). Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI cũng ngày càng tăng cao. Như vậy, có thể suy luận các doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến chế tạo sản xuất sản phẩm ra chủ yếu để xuất khẩu, chưa đáp ứng được cầu trong nước ở các mặt hàng của ngành này, vì vậy để đáp ứng cầu trong nước phải nhập khẩu từ nước ngoài, làm nhập khẩu tăng. Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu trong các doanh nghiệp này chủ yếu là các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, điều đó làm hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế đạt không cao.
2.2.6, FDI vào CNCBCT tác động đến mức giá
Thứ nhất, FDI vào CNCB kích thích sự phát triển thị trường CNCB tuy nhiên, phần lớn sản phẩm công nghệ được sản xuất trong khu vực FDI được đem xuất khẩu (đã chứng minh ở phần trên). Như vậy, một phần do nhu cầu lớn về các mặt hàng công nghiệp trong nước, một phần do nguồn cung chủ yếu của những mặt hàng này là nước ngoài nên giá mua trong nước cao do nguồn cung trong nước khan hiếm.
Thứ hai, FDI vào CNCB làm tăng giá nguyên vật liệu. Khi các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, một lượng nguyên vật liệu thô và nguyên vật liệu đã qua tinh chế được nhập khẩu và được trưng mua trong nước.Trong thời gian ngắn, hiện tượng cầu kéo làm tăng giá nguyên vật liệu. Giá nguyên vật liệu, linh kiện tăng làm cho chỉ số giá bán sản phẩm tăng. Giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu, các linh kiện các bộ phận phục vụ cho quá trình lắp ráp, sản xuất, chế biến, chế tạo tăng mạnh theo quá trình thu hút FDI vào ngành.
Có thể kể đến mức tăng về giá trị nhập khẩu một số mặt hàng như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,6 tỷ USD, tăng 16%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%; vải đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD. Năm 2013, Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (Theo Tổng cục Thống kê). Năm 2012, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%... Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất năm 2011 tăng so với năm trước, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,2 tỷ USD, tăng 12%; xăng, dầu đạt 9,9 tỷ USD, tăng 62,2%; nguyên phụ liệu dệt may,