Ảnh hưởng của FDIvào CNCBCT đến một số chỉ số phát triển kinh tế giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến chế tạo đối với phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 48 - 52)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.3, Ảnh hưởng của FDIvào CNCBCT đến một số chỉ số phát triển kinh tế giai đoạn 2008-

giai đoạn 2008-2013

2.3.1, Lạm phát

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001-2013 được thể hiện qua biểu đồ

Biểu đồ 10: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001-2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 vẫn ở mức cao, trong 6 năm thì có 3 năm là lạm phát 2 con số, đó là năm 2008, 2010, 2011; đạt đỉnh nhất vào năm 2008 là 19,87% (hình 2.1) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2009 tỷ lệ lạm phát giảm mạnh đáng kể khi từ 19,87% năm 2008 xuống còn 6,52% cùng với mức tăng trưởng giảm từ 6,31% xuống 5,32% báo hiệu sự thành công trong chính sách tiền tệ cuối năm 2008 nhà nước thi hành. Tuy nhiên sang giai đoạn 2010 – 2011 tỷ lệ lạm phát lại tăng cao lên mức 2 con số 11,75 năm 2010 và 18,13 năm 2011. Sau đó tỷ lệ lạm phát lại dần ổn định và giảm xuống mức 6,81% năm 2012 và có tăng lên mức 9,1% năm 2013. Một cách tổng thể có thể thấy trong giai đoạn 2008 – 2013 Việt Nam có tỷ lệ lạm phát lên xuống thất thường và nếu tính cả giai đoạn này, lạm phát Việt Nam đạt 12,03% trung bình mỗi năm. Như vậy, lạm phát Việt Nam cả giai đoạn 2008-2013 được coi là lạm phát phi mã

2.3.2, Cán cân thanh toám

Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ trạng thái cán cân thương mại do các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ chiến tỷ trọng lớn trong tổng thu và chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70-85%). Trong giai đoạn 2008-2013, có những năm cán cân thương mại luôn ở mức thâm hụt cao và có xu hướng giảm dần, đặc biệt giai đoạn 2008-2011, tỷ lệ nhập siêu lần lượt dao động mạnh từ 21,32% đến 10,24% so với GDP. Tuy nhiên, những năm 2012, 2013, tài khaorn vãng lai có sự cải thiện rõ rệt, cụ thể đã đạt xuất siêu trong 2 năm liền (2.06% và 1,02% so với GDP). Tuy tỷ lệ xuất siêu còn chưa cao

nhưng có thể thấy nền kinh tế đã dần ổn định, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lãi trong giai đoạn 2008-2013 đã giảm và xuất hiện chiều hứng thặng dư

Biểu đồ 11: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong thời gian qua, khoảng 88 - 90% nhập khẩu Việt Nam là tư liệu tiêu dùng cho sản xuất (trong đó máy móc, dụng cụ chiếm khoảng 28%; nguyên vật liệu chiếm khoảng 61%); trong khi xuất khẩu khoảng 30% là khoáng sản, dầu mỏ; 40% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, những ngành có nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều này đặt ra tình trạng nếu Việt Nam muốn kích thích xuất khẩu thì phải phá giá đồng nội tệ nhưng nó lại làm giá đầu vào xuất khẩu tăng, làm tăng giá thành sản xuất.

Về cán cân tài khoản vốn, các dòng vốn FDI, FII, vay nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng bù đắp thâm hụt ở cán cân thương mại. Thu hút FDI và FII vào Việt Nam đã giúp Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối quốc gia trong giai đoạn 2008 – 2013. Bên cạnh đó, FDI trong giai đoạn này có khả năng quay rút vốn chậm, khả năng sinh lời thấp do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang dần chuyển hướng sang ngành công nghiệp chế biến

2.3.3, Cơ cấu kinh tế

Bảng 3: Một số chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2013

N ăm Tăng trưởng GDP (%) I COR

Tỉ trọng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Tổng vốn đầu tư (Nghìn tỉ đồng)

Nhà

nước nướcNgoài nhà

Nước ngoài 2 006 8.23 4 .97 45.7 38.1 16.2 398.9

2 007 8.46 .91 4 37.2 38.5 38.5 461.9 2 008 6.31 .37 7 33.9 35.2 30.9 637.3 2 009 5.32 7 .80 40.5 33.9 25.6 704.2 2 010 6.78 .3 6 38.1 36.1 25.8 830.3 2 011 5.89 5 .9 38.9 35.2 25.9 877.9 2 012 5.03 .9 6 37.8 38.9 23.3 989.3 2 013 5.42 .1 5 40.4 37.6 22.0 1091.1 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2008 – 2013, chỉ số ICOR Việt Nam có xu hướng giảm nhưng vẫn luôn trên mức 4,5, cao nhất là vào năm 2009 với mức 7,8. Cùng với sự suy giảm của hệ số ICOR trong giai đoạn 2008 – 2013 là suy sụt giảm của tốc độ tăng trưởng GDP (từ 6.31 năm 2008 xuống 5.42 năm 2013). Trong khi đối với một nước đang phát triển, chỉ số này ở ngưỡng hợp lý là không quá 3. Giai đoạn này, tổng vốn đầu tư liên tục tăng (từ 637,3 nghìn tỷ đồng năm 2008 đến 1091,1 nghìn tỷ đồng năm 2013) và hệ số ICOR giảm cùng với sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng lên rõ rệt nhưng vẫn còn chưa thực sự hợp lý.

2.3.4, Thất nghiệp

Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2008-2013

N

ăm Tỉ lệ thất nghiệp theo khu vực (%) Tỉ lệ thất nghiệp cả nước(%) Khu vực

thành thị Khu vực nôngthôn

2 008 4.65 1.53 2.38 2 009 4.64 2.25 2.9 2 010 4.43 2.27 2.88 2 011 3.60 1.71 2.27 2 012 3.25 1.42 1.99 2 013 3.58 1.58 2.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2008 – 2013 tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam nhìn chung có xu hướng giảm tuy có nhưng giai đoạn tăng giảm thất thường. Thất nghiệp năm 2008 – 2009 tăng mạnh từ 2,38% lên 2,9%, sau đó tỷ lệ thất nghiệp lại giảm rõ rệt xuống 1,99% năm 2012. Có thể thấy, khu vực thành thị luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, nhưng nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp ở hai khu vực này có xu hướng giảm rõ rệt trong giai đoạn 2008 – 2013 (khu vưc thành thị giảm từ 4,65% năm 2008 xuống 3,58% năm 2013; khu vực nông thôn giảm từ 2,25% năm 2009 xuống 1,58% năm 2013).

2.3.5, Môi trường

Trong giai đoạn 2008 – 2013 môi trường Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, phần lớn do tác động của quá trình phát triển kinh tế cụ thể hơn là quá trình sản xuất công nghiệp. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải, và chất thải rắn. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp cao, hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa Xyanua (CN-) vượt lên đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, NH3

vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nhiều nguồn nước mặt ở các vùng dân cư. Mặt khác, một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải hầu như không vận hành để giảm chi phí. Ngoài ra, ô nhiễm đất, không khí cũng đạt tỉ lệ cao.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến chế tạo đối với phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w