- Công nghệ xử lý
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lộc Thịnh là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Ngọc Lặc. Một xã thuộc huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi xen lẫn đồng bằg nhỏ hẹp. Xã nằm cách tỉnh lộ 518 khoảng 6km, cách thị trấn Ngọc Lặc khoảng 21km, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60km.
3.1.1.2. Khí tượng, thủy văn
Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc bộ và Khu 4. Trong năm, khí hậu phân thành 2 mùa: mùa đông lạnh và khô từ trung tuần tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều và thường xuất hiện các trận mưa lớn vào tháng 7, 8. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, các thông số chủ yếu của các yếu tố khí tượng trong vùng như sau:
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 23,40C.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 17,10C (tháng 1, 2) Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28,80C (tháng 5, 6, 7, 8) Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,70C (tháng 5).
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 5,10C (tháng 1). Biên độ, nhiệt độ ngày trung bình năm: 7,10C. Biên độ, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7: 7.90C.
Biên độ thấp nhất vào tháng 2: 5,30C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 86%. Tháng có
độẩm cao nhất thường là tháng 2,3 (độẩm là 90%), tháng có độẩm thấp nhất là tháng 6 (độẩm 80%).
Độ ẩm không khí tương đối thấp nhất trong năm là 15%. Tháng có độ ẩm thấp nhất thường là tháng 1 (độẩm là 15%),
Lượng bốc hơi trung bình năm: 900,7 mm.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm: 1.641,5mm.
Tổng ngày mưa khoảng 100-150 ngày/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (tháng 5 - tháng 9) với khoảng 16 - 18 ngày mưa/tháng.
Những tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, tháng 9, lượng mưa từ
234,6 đến 314,8mm.
Những tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 năm này đến tháng 2 năm sau, lượng mưa trung bình từ 0,1 đến 1,2mm/tháng.
- Nắng và bức xạ:
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chếđộ nhiệt trong vùng và độ bền vững khí quyển là yếu tố khí hậu quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát tán, biến đổi các chất gây ô nhiễm trong không khí. Thanh Hoá nằm sâu trong nội chí tuyến nên thời gian chiếu nắng thay đổi từ 11 giờ - 13 giờ. Đây là điều kiện quan trọng tạo ra sự đồng
đều giữa các tháng về năng lượng bức xạ mặt trời đến mặt đất. Tổng giờ nắng trong năm: 1.484 giờ/năm.
Số ngày không có nắng trong năm: 85,1 ngày.
Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 (171 giờ). Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (51 giờ ). Lượng bức xạ tổng cộng năm khoảng 120 Kcal/cm2.
- Chếđộ gió:
37oC và độẩm không khí từ 45-55%, trong năm có khoảng 15 ngày như vậy. Gió mùa Đông - Bắc thổi từ tháng 1 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12; từ tháng 5 đến tháng 9 không có gió mùa Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm: 1,6m/s.
- Bão và áp thấp nhiệt đới:
Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, hàng năm trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối thời tiết nói chung, khu vực Thanh Hóa nói riêng trong một khoảng thời gian đáng kể.
Bão và áp thấp nhiệt đới ở Thanh Hóa thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, trung bình mỗi năm có khoảng từ 1 đến 2 cơn bão đổ bộ
vào Thanh Hóa. Trong các tháng cao điểm (tháng 8 đến tháng 10) cứ khoảng 2-3 năm có 1 lần bão, còn các tháng khác cứ 4 - 8 năm mới có 1 lần. Các cơ
bão sớm trong tháng 5, 6 thường là bão nhỏ và áp thấp nhiệt đới.
Tuy nhiên, bão rất ít gây hại đối với khu vực huyện Ngọc Lặc nói chung, khu vực xây dựng nhà máy nói riêng.