Hiện trạng công nghệ và công trình xử lý nước thải của cơ sở

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải cho cơ sở chế biến cao su thuộc công ty tnhh thương mại nhật minh, xã lộc thịnh, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

- Công nghệ xử lý

3.3.2. Hiện trạng công nghệ và công trình xử lý nước thải của cơ sở

3.3.2.1. Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của cơ sở

Hiện nay cơ sở đang áp dụng công nghệ xử lý bằng phương pháp kỵ khí kết hợp hồ tùy nghi.

Hình 3.4: Sơđồ quy công nghệ xử lý nước thải hiện tại của cơ sở

Bể gạn mủ Bể kỵ khí Bể lắng Hồ tùy nghi Nước đầu ra Nước đầu vào Chế phẩm vi sinh Bể nén bùn Dòng bùn thải

Nước thải sản xuất từ các các công đoạn khác nhau trong xưởng chế biến

được thu gom bằng mương hở về bể thu gom sau đó cho sang bể gạn mủ thừa chảy theo dòng thải, nước thải tiếp tục đưa sang bể kỵ khí, tại đây các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơở dạng đơn giản (CO, CH4, H2S, NH3…). Nước thải ra khỏi bể kỵ khí được cho sang bể lắng, tại đây một lượng bùn hoạt tính sinh ra đi theo dòng nước sẽ được lắng tại đây. Nước thải sau đó được dẫn sang hồ tùy nghi có thả bèo tây trước khi ra môi trường tiếp nhận. Bùn thải phát sinh từ các công đoạn xử lý trên định kỳ được hút về bể nén bùn, sân phơi bùn sau đó được sử dụng để

bón cho cây cao su. Hiện nay để tăng tốc độ xử lý vi sinh trong các bể và để

khử mùi hôi thối, cơ sở sử dụng chế phẩm sinh học Enchoice solutions đưa vào dòng nước thải tại các khâu xử lý. Sử dụng Enchoice Solutions hòa trực tiếp vào dòng nước thải.

3.3.2.2. Hiện trạng các công trình xử lý nước thải của cơ sở

Hiện trạng các công trình xử lý nước thải của cơ sởđược nêu trong bảng sau:

Bảng 3.2: Hiện trạng các công trình xử lý nước thải của cơ sở TT Hạng mục Thể tích (m3) Kích thước (Dài x rộng x cao) Số lượng Tình trạng 1 Bể thu gom 70 7m x 4m x 2,5m 01 70% 2 Bể gạn mủ 36 5,8m x 2,5m x 2,5m 01 70% 3 Bể kỵ khí 180 5,8m x 2,5m x 2,5m 05 70% 4 Bể lắng 72 5,8m x 2,5m x 2,5m 02 70% 5 Hồ tùy nghi 300 16m x 12,5m x 1,5m 01 -

Các công trình xử lý nước thải được công ty đầu tư xây dựng năm 2009, với công suất thiết kế ban đầu xử lý nước thải sản xuất với lưu lượng 35m3/ngày đêm. Hiện nay công ty đã nâng công suất sản xuất, tăng nguyên

liệu đầu vào vì vậy tăng lượng nước thải lên khoảng 480m3/ngày, đêm. Dẫn

đến hệ thống xử lý nước thải hiện tại không còn khả năng đáp ứng. Nước thải sau xử lý bằng hệ thống hiện tại có pH, TSS, BOD5, COD, T-N, T-P cao, không đạt tiêu chuẩn xả thải do các nguyên nhân sau:

- Với lưu lượng nước thải hiện tại 480m3/ngày, đêm thì bể xử lý yếm khí hiện tại sẽ không đủ dung tích xử lý;

- Lưu lượng nước thải của cơ sở sản xuất không ổn định do sản xuất theo mẻ, đểđảm bảo cho các công trình xử lý trong hệ thống làm việc ổn định, tính toán thiết kế xây dựng chính xác thể tích các công trình xử lý cũng như chọn máy bơm nước thải phù hợp thì cần phải có bềđiều hòa. Hiện tại hệ thống xử

lý không có bểđiều hòa phù hợp.

- Tính chất nước thải của cơ sở có pH tương đối thấp, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, lượng cao su bị cuốn theo dòng thải khá lớn vì vậy đểđảm bảo cho quá trình xử lý sinh học diễn ra hiệu quả thì cần phải điều chỉnh pH và loại bỏ

lượng cao su có trong nước thải, giảm lượng chất rắn lơ lửng. Hệ thống hiện tại

đã có công trình gạn mủ tuy nhiên không đạt hiệu quả do lưu lượng thải quá lớn. Cần phải cải tiến, mở rộng, tăng hiệu suất xử lý của công trình này;

- Lưu lượng nước thải tăng cao dẫn đến kết cấu và thể tích bể lắng hiện tại không còn hợp lý, bùn sẽ không lắng được.

- Trong hệ thống hiện tại không có hệ thống hồi lưu bùn hoạt tính về bể

kỵ khí nên không duy trì được nồng độ bùn hoạt tính cần thiết trong bể kỵ

khí. Khi lưu lượng nước thải tăng lên thì lượng bùn cần thiết trong bể kỵ khí phải tăng đểđảm bảo quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước.

- Khả năng xử lý Nito và photpho trong nước thải tại bể yếm khí đơn thuần thường không cao, nước thải sau khi ra khỏi bể xử lý yếm khí thường có mùi hôi thối khó chịu, vì vậy cần phải có phương án mới để xử lý Nito, photpho trong nước cũng như giảm mùi hôi của nước thải, đảm bảo đạt yêu cầu xử lý cần thiết.

đầu khi thiết kế, tính toán, xây dựng các hạng mục xử lý nước thải dẫn đến tất cả các công trình xử lý hiện tại đều bị quá tải. Thời gian lưu nước tại các hệ thống không đảm bảo, dẫn đến quá trình xử lý tại các hệ thống này không đạt yêu cầu. Lưu lượng nước thải lớn, lượng mủ dư thừa cuốn theo dòng nước thải quá lớn, hệ thống gạn mủ hiện tại không đủ công suất dẫn đến mủ thừa đi vào hệ thống xử lý kế tiếp quá nhiều làm tắc đường ống, vô hiệu các hệ thống xử lý sau một thời gian ngắn, cũng như gây ra mùi hôi thối tại các công trình này cũng như tăng chi phí hút bùn cặn tại các bể xử lý. Để đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường nằm trong tiêu chuẩn cho phép xả thải QCVN 01:2008/BTNMT, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường lao động cần thiết phải áp dụng một quy trình công nghệ xử lý nước thải mới hiệu quả cho cơ sở chế biến nhằm đảm bảo các tiêu chí về công suất, hiệu suất xử lý đồng thời đạt hiệu quả về kinh tế, phù hợp với quỹ đất, cảnh quan cũng như dễ vận hành, và bền vững.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải cho cơ sở chế biến cao su thuộc công ty tnhh thương mại nhật minh, xã lộc thịnh, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)