- Công nghệ xử lý
3.2.2. Quy mô, quy trình sản xuất của nhà máy
Công suất hiện tại của nhà máy sản xuất 3800 tấn cao su thành phẩm/ năm. Cơ sở áp dụng hai quy trình chế biến là quy trình chế biến cao su RSS (crep) từ mủ nước và quy trình chế biến cao su RSS (crep) từ mủ tận thu, mủ tạp, trong đó sản phẩm sản xuất từ mủ tận thu và mủ tạp nằm trong khoảng 15 đến 25% tổng sản phẩm cả năm. Quy trình chế biến và dòng thải được nêu trong bảng dưới đây.
Hình 3.1. Sơđồ công nghệ chế biến cao su RSS (Crep ) từ mủ nước và dòng thải của cơ sở
Mủ nước được vận chuyển về nhà máy, từ xe bồn chuyển sang chứa trong các bồn chứa, mủ nước được loại bỏ các tạp chất lớn qua lưới lọc. Khuấy trộn đều trong bồn, để yên khoảng 15 phút, sau đó xả xuống mương
đánh đông. Mương đánh đông có chiều dài khoảng 28 mét, chiều sâu khoảng Mủ nước Cán crep (rửa) NƯỚC THẢI Axit Tiếp nhận đo TSC Rây lọc Pha loãng Xả vào Đánh đông Ổn định Cán kéo (ép tách mước) Kho thành phẩm Ép đóng gói Làm nguội Xông, sấy Xếp thùng sấy Bơm qua dàn Cán xé tạo hạt cốm
30cm, chiều rộng khoảng 50 cm. Ở đây axit acetic được thêm vào theo tỷ lệ
1% - 2% axit/tấn mủ khô. pH trong mương đạt giá trị 5,0 - 5,2. Công nhân dùng dầm khuấy trộn đều axit với mủ trong mương đánh đông. Quá trình
đông tụ cao su kéo dài khoảng 4 giờ. Thời gian lưu giữ cao su trong mương là 10 - 16 giờ nhằm ổn định khối mủđông. Sau thời gian này cao su đông tụ kết thành khối, để lấy mủ ra khỏi mương người ta cho thêm nước vào mương để
tấm mủ cao su nổi lên, sau đó chuyển tấm mủ cao su sang công đoạn ép tách nước và bọt khí sau đó qua các công đoạn cán ép (cán crep). Công đọan cán ép này còn là quá trình rửa cao su nên sử dụng rất nhiều nước. Tiếp theo là quá trình băm hạt, tấm cao su được được xé thành miếng nhỏ vụn và hút qua dàn tách nước bằng bơm áp lực. Mủ cao su sau khi được rửa sạch làm ráo nước được rơi vào thùng sấy và chuyển vào lò sấy. Quá trình sấy trực tiếp bằng không khí nóng chủ yếu là dùng khí đốt dầu có pha loãng bằng không khí sạch. Nhiệt độ sấy dao động khỏang 1050C - 1100C, thời gian sấy kéo dài khoảng 2h30’ - 3h00’. Sau khi ra khỏi lò sấy cao su được để nguội và ép đóng gói vào bao nylon.
Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán kéo, băm cốm, cán xé. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Đặc điểm của quy trình này sử dụng mủ nước có bổ sung amoniac làm chất chống đông. Sau đó, đưa về nhà máy dùng acid để đánh
đông, do đó ngoài tính chất chung là nồng độ BOD, COD, SS rất cao, nước thải từ dây chuyền này có độ pH thấp và hàm lượng nitơ cao.
Hình 3.2: Quy trình chế biến cao su RSS (Crep) từ mủ tạp, mủ tận thu và dòng thải của cơ sở
Mủ tạp gồm các loại cao su tận thu do rơi vãi trong quá trình thu mủ nước, cao su dính tại vỏ cây, cao su dính ở miệng chén thu, cao su từ các phương tiện vận chuyển, cao su bịđông tụ tự nhiên do bảo quản không đúng v.v... Đặc điểm của loại mủ này là chứa rất nhiều tạp chất cơ học nhưđất, đá sỏi, rác, vỏ cây, lá cây và đặc biệt là có mùi hôi thối do bị phân hủy trong tự nhiên .
Sau khi thu gom mủ tạp, đưa vào kho, từ đây mủ tạp được nghiền, cán, băm nhỏ, rửa nhằm lọai bỏ vật ngoại lai và rửa sạch khỏi mùi hôi thối. Công
đọan chính ở đây là cán nghiền xé nhỏ và rửa nhiều lần. Sau khi rửa cao su Thu gom Nghiền lần 1 Rửa lần 1 Nghiền lần 2 Rửa lần 2 Lọai bỏ tạp Tách nước Sấy Làm nguội Đóng gói Nước thải Nhập kho phân loại
được làm ráo và sấy khô. Do khối cao su bị phân hủy tự nhiên nên không thể
rửa sạch các tạp chất và mùi. Khi sấy một số chất có mùi hôi bay ra và lan tỏa trong không khí trong khu vực nhà máy và khu vực lân cận. Do quá trình rửa cần rất nhiều nước nên dây chuyền chế biến mủ tạp cho một lựơng nước thải tương đối lớn từ quá trình chế biến và nước thải từ quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng... Mủ tạp lẫn khá nhiều đất cát và các loại chất lơ lửng khác. Do đó, nước thải từ dây chuyền này chứa rất nhiều đất cát, màu nước thải thường có màu nâu, đỏ, mùi hôi thối.
Hình 3.3. Cao su thành phẩm