Trên thế giới đối với các nước sản xuất cao su nhiều như Malaysia, Indonesia, họ có các giải pháp rất đặc thù. Các nhà máy chế biến mủ cao su thường được xây dựng ngay trong vùng đồn điền cao su và được xây dựng tại những vị trí cách xa khu dân cư. Do mặt bằng rộng nằm giữa rừng cao su, xa khu dân cư nên họ thường sử dụng phương pháp phân hủy nước thải bằng công nghệ hồ sinh học kỵ khí hiếu khí và hồ xử lý sinh học tùy tiện (facultative). Công nghệ xử lý này sinh ra mùi hôi trong khu vực hồ xử lý sinh học nhưng nằm giữa rừng cao su nên được cách ly tốt và không ảnh hưởng
đến khu dân cư. Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ và giảm thiểu các chất hữu cơ dễ gây thối được thải ra môi trường hoặc tái sử dụng làm nước tưới cho các rừng cao su, do trong nước thải còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, và các chất dinh dưỡng có ích cho cây cao su.
Bảng 1.4. Hệ thống xử lý nước thải của các nước trong khu vực STT Tên nhà máy Chsủơng lo chếại (TCông suấn/ngày) ất Hệ thống xử lý nước thải
A Malaysia
1 Mardec Mendakale Mủ ly tâm 12000 Kỵ khí – Sục khí dùng biotin 2 Trophical prodce Mủ khối tạp 12000 Sục khí bằng máy thổi khí ngầm qua các vòi thổi khí 3 Lee Rubber Mủ ly tâm 13000 Hồ kỵ khí – Hồ sục khí 4 Chip Lam seng tâm/skim Mủ ly 36000 Kỵ khí - UASB
5 Kotatrading Mủ ly tâm 24000 Mương oxi hóa
6 Titilex Mủ ly tâm 12000 Hồ sục khí – hồ tùy nghi