- Công nghệ xử lý
3.3.1. Đặc tính nước thả
Cơ sở sử dụng nước hồ cho sản xuất chế biến. Lưu lượng nước sử dụng là khoảng 487m3/ngày.đêm. Lưu lượng nước thải cực đại vào khoảng
480m3/ngày.đêm.
Đặc trưng nước thải của cơ sở chế biến cao su thuộc công ty TNHH thương mại Nhật Minh được nêu trong bảng sau:
Bảng 3.1: Đặc trưng nước thải nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH TM Nhật Minh TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 01:2008/BTNMT NT1 NT2 NT3 NT4 C (cột B) Cmax 1 pH - 5,7 5,8 5,7 5,5 6,0 – 9,0 6,0 – 9,0 2 BOD5 ở 20oC mg/l 3818 2349 3580 1253 50 49,5 3 COD mg/l 12700 7541 9071 3175 250 247,5 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 1902 1116 1180 425 100 99 5 Amoni (NH4+) mg/l 10,8 17,0 - 8,8 5 4,95 6 Tổng N mg/l 545,5 255,2 308 231 60 59,4 7 Tổng P mg/l 108,6 54,3 76,2 76,2 40 39,6
(Trung tâm Quan trắc và BVMT Thanh Hóa, 2014)
Ghi chú:
+ NT1: Nước thải bể rửa mủ tạp;
+ NT2: Nước thải tại hố ga xưởng sơ chế cao su;
+ NT3: Nước thải tại bể thu gom trước khi vào hệ thống xử lý; + NT4: Nước thải sau xử lý.
Quá trình rửa mủ tạp tiêu tốn rất nhiều nước đồng thời nước thải ra từ quá trình này chứa hàm lượng ô nhiễm rất cao, cao hơn nhiều nước thải từ quá trình sơ chế, cũng như các công đoạn khác. Trong tương lai cần nâng cao công nghệ thu và bảo quản mủ cao su để giảm lượng mủ tạp, cũng như giảm tối đa tạp chất trong mủ tạp, mủ tận thu, nhằm hướng đến sản xuất sạch hơn, phát triển bền vững, cũng như tăng chất lượng mủ cao su thành phẩm, tăng giá thành sản phẩm.
Nước thải tại mương thu gom của cơ sở có pH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (cột B), nồng độ COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 36 lần, nồng độ
BOD5 cao hơn nồng độ cho phép 71 lần, nồng độ các chất lơ lửng cao hơn nồng độ cho phép 11,8 lần, hai chỉ tiêu tổng Nitơ cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5,1 lần và tổng phốt pho cao hơn 1,9 lần.
Với đặc tính nước thải như trên khi thải trực tiếp ra nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nước.
- Làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thủy sinh, làm giảm khả năng tái tạo oxi hòa tan trong nước.
- Hàm lượng các chất hữu cơ cao trong điều kiện thiếu oxi, trong nước xảy ra các quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại như H2S… gây mùi hôi thối và làm cho nước có màu đen, xám, đỏ làm cho các sinh vật thủy sinh chết, giảm số lượng.
- Là nguồn gốc lây lan dịch bệnh theo đường nước.
- Nước thải ngấm xuống lòng đất, có thể làm ô nhiễm tầng nước ngầm.