XUẤT, KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 9 (Trang 63 - 66)

1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo:

Cần quan tâm hơn nữa đến môn mĩ thuật trong chương trình THCS. Thiết kế nhiều đồ dùng trực quan phục vụ cho dạy và học.

Tổ chức nhiều đợt tập huấn về các phương pháp đổi mới trong dạy và học.

2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo Huyện Yên Mĩ:

Lên kế hoạch tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề cho giáo viên mĩ thuật. Tổ chức đều đặn cuộc thi giáo viên dạy giỏi môn mĩ thuật.

Tổ chức các chuyên đề cấp cụm trường về môn mĩ thuật. Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cho cả giáo viên và học sinh.

Tổ chức cho giáo viên thi làm đồ dùng dạy học và có những phần thưởng xứng đáng cho những đồ dùng có giá trị sử dụng phục vụ tốt cho việc dạy .

3. Đối với Trường THCS Tân Việt:

Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên mĩ thuật trong dạy và học. Tổ chức nhiều buổi dự giờ.

Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học bộ môn mĩ thuật, giúp đỡ kinh phí để giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học, mua tài liệu tham khảo.

Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong khi dạy môn mĩ thuật bằng phương pháp “sử dụng đồ dùng trực quan trong day học mĩ thuật lớp 9”. Dù đã đạt kết quả tốt xong vẫn còn nhiều điều cần bổ sung. Chính vì vậy tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp cũng như các cấp để sáng kiến này mang lại hiểu quả cao hơn. Tôi xi trân thành cảm ơn!

Tân Việt, ngày 10 tháng 3 năm 2014 Người viết

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- “Dạy Mĩ thuật ở trường THCS” Tác giả Đàm Luyện - Đỗ Thuật.

- “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục và phương pháp dạy học Mĩ thuật”

- “Một số vấn đề đổ mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật trung học cơ sở” Đàm Luyên – Bạch Ngọc Diệp – Nguyễn Quốc Toản

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật lớp 9 (Trang 63 - 66)

w